"Giáo dục nâng cao sức khỏe " Bs Đàm Ngọc Ánh
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1282
Hôm qua: 4020
Tổng số: 8926540
 

 
 

Góc chia sẻ
Cập nhật lúc: 3/22/2017 1:22:56 PM
 Bài nới chuyên & giao lưu vơi hội  viên CPB Phụ nữ với tiêu dùng, tại kỳ sinh hoạt tháng 3/2017 của CLB GIÁO DỤC NÂNG CAO SỨC KHỎE
Bs Đàm Ngọc Ánh
Sức khỏe là gì?
Đề cập đến sức khỏe, chúng ta thường nghe những câu phổ biến như: “Sức khỏe quý hơn vàng”. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. “Nếu một người có sức khỏe thì có nhiều ước mơ, sẽ có điều kiện để không ngừng sáng tạo thực hiện những ước mơ của mình, biến ước mơ đó thành hiện thực. Nhưng nếu một người không có sức khỏe thì họ chỉ có một ước mơ duy nhất đó là có sức khỏe tốt”.
Sức khỏe được định nghĩa là một trạng thái thoải mái về thể chất về tinh thần, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật. Khỏe mạnh không chỉ đơn thuần về thể chất mà còn phải có một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.
Thế nào là một bệnh?
Bệnh là những tổn thương thực thể hay cơ năng ở một bộ phận hay nhiều bộ phận cơ thể ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của con người, làm cho con người khó chịu, đau đớn. Có nhiều bệnh tự qua khỏi nhưng có nhiều bệnh nếu không cứu chữa đúng mức thì bệnh càng phát triển dẫn đến những hậu quả tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và cả đến tính mạng người bị bệnh - Tính chất của bệnh: Bệnh có thể là một tổn thương thực thể một cơ quan, bộ phận cơ thể: gãy tay, sưng phổi, viêm tai.. cũng có thể là cơ năng gây rối loạn các chức năng sinh lý làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu nhưng thầy thuốc không tìm ra dấu hiệu bệnh lý: Rối loạn thần kinh chức năng, Hysteria. Từ những bệnh chức năng nhưng kéo dài có thể trở thành bệnh thực thể có thể dẫn đến tử vong: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loét dạ dày tá tràng.. - Tính toàn diện của bệnh tật: Khi bị một bệnh nào đó thì không chỉ bộ phận mắc bệnh bị tác động mà có ảnh hưởng đến các bộ phận khác, thậm chí cả toàn thân. Ví dụ: Loét dạ dày tá tràng do độ chua của dịch vị rối loạn, tiêu hóa bị ảnh hưởng, bệnh nhân buồn bực khó chịu, mất ngủ, ăn mất ngon...Vì vậy về mặt tâm lý y học người ta nói " điều trị người bệnh, chứ không phải điều trị bệnh", đó chính là điều trị toàn diện.
Có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa bệnh tật.
Khuyến cáo người lớn và trẻ em nên đi khám bệnh thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe, thậm chí khi đang còn cảm thấy khỏe mạnh, tham gia các đợt sàng lọc định kỳ, nhằm phát hiện bệnh sớm, xác định các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh, được cho lời khuyên từ nhân viên y tế để có một lối sống lành mạnh và cân bằng. Mỗi đợt kiểm tra cận lâm sàng (xét nghiệm) và lâm sàng có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe đang gặp phải như tăng huyết áp (huyết áp cao), tăng đường huyết (đường trong máu cao, một yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường), tăng cholesterol máu (mỡ máu cao), ung thư đại tràng, trầm cảm, HIV , các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, giang mai; bệnh lậu, chụp nhũ ảnh (để tầm soát ung thư vú), sàng lọc ung thư đại trực tràng, một test PAP (để kiểm tra ung thư cổ tử cung), và sàng lọc loãng xương. Xét nghiệm di truyền cũng có thể được thực hiện để phát hiện những đột biến có thể gây rối loạn di truyền hoặc khuynh hướng một số bệnh về vú hoặc ung thư buồng trứng.
Các phương pháp chữa bệnh.
Ngày nay, ghép thận, thay tim, nối đoạn chi bị đứt, thụ thai trong ống nghiệm, tách, ghép gen… rồi máy siêu âm, máy điện tim, máy chụp cắt lớp… và hàng chục thứ thuốc mới ra đời hằng năm với tác dụng đầy hứa hẹn, đã làm cho nhiều người nghĩ rằng chẳng bao lâu, vấn đề sức khoẻ, bệnh tật sẽ được giải quyết một cách dễ dàng! Nhưng sự thực không phải như nhiều người đã nghĩ…
Cho đến thềm thế kỷ XXI, người ta mới chua chát nhận ra rằng, mặc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức và đặt vào đó biết bao hy vọng, nhưng kết quả chẳng đáng là bao so với những mong muốn mà con người mơ ước: bệnh tật hình như lại có chiều hướng tăng lên, một số loại bệnh tưởng sắp bị tiêu diệt bỗng nhiên quay trở lại như lao phổi, sốt rét, thương hàn, tả… Có lẽ chỉ có một căn bệnh duy nhất mà con người tiêu diệt được là bệnh đậu mùa. Ngược lại, một số bệnh mới lại nảy sinh như dị ứng, tim mạch, ung thư, béo phì, xơ vữa động mạch… và có những bệnh tuy mới được tìm ra nhưng đã trở thành căn bệnh thế kỷ của toàn cầu nhưng chưa có phương sách chữa trị, phòng ngừa hữu hiệu như AIDS chẳng hạn. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển đã chỉ ra rằng có tới trên 2/3 trường hợp bệnh tật không thể giải quyết bằng máy móc tối tân hay những thuốc men hiện đại. Nhưng thay vào đó, y học cổ truyền dân tộc và những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc lại có khả năng chữa trị, phòng ngừa mà không cần đến thuốc men hay phẫu thuật.
Giáo dục nâng cao sức khỏe là một phần của y học lâm sàng, giúp cho bệnh nhân, gia đình họ và cộng đồng có được sức khỏe tốt nhất. Nội dung giáo dục nâng cao sức khỏe cụ thể gồm có: hoạt động thể lực và thể dục, dinh dưỡng, nghiện thuốc, sức khỏe tâm thần, giảm bạo lực và thương tích, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Lưu ý về thực phẩm chức năng.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Thực phẩm chức năng. Để thống nhất, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Thực phẩm chức năng được hiểu như là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food- Drug).
Nguồn gốc của thực phẩm chức năng: từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, do đó có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc. Đối với các nước không có nền Y học cổ truyền (còn gọi là Đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm Y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành (gọi là) thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày.
Chữa bệnh không dùng thuốc (Nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật không dùng thuốc)
Chúng ta luôn tự hào về lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhưng có một lịch sử tồn tại song song để gìn giữ được cho dân tộc Việt trường tồn và làm được các sứ mệnh cao cả trên thì được nhắc đến không nhiều. Đó chính là lịch sử “giữ gìn” và “bảo vệ” sức khỏe con người của dân tộc Việt - Lịch sử y học dân gian Việt Nam.
Nền y học chính thống hiện nay ta quen gọi là Tây y, mới du nhập vào Việt Nam có hơn 100 năm nay. Nền y học khác, mà chúng ta gọi là Y học cổ truyền thực ra chịu ảnh hưởng vô cùng sâu rộng về mặt lý luận, thực hành của y học Trung Hoa (Đông y), và cũng chỉ có tuổi đời hơn 1.000 năm. Bản chất của Đông y là dựa trên việc điều hòa, cân bằng âm dương, khí -“trường năng lượng” và “huyết” của cơ thể để chữa bệnh. Và ngày xưa cũng chỉ một bộ phận nhỏ dân chúng được hưởng sự săn sóc của nền y học này.
Phần lớn đóng góp cho sức khỏe nhân dân là nền Y học dân gian của dân tộc Việt Nam. Nền y học cổ truyền dân gian bao gồm ba phần: Sử dụng thuốc; Không sử dụng thuốc; Tập luyện dưỡng sinh, võ thuật … để nâng cao sức khỏe con người và chữa bệnh.
Y học dân gian sử dụng thuốc là kinh nghiệm dùng cỏ cây hoa lá, động vật, khoáng chất... xung quanh ta để chữa bệnh - thuốc Nam chữa cho người Việt Nam.
Y học không dùng thuốc:
1. Các phương pháp tác động bên ngoài cơ thể một cách trực tiếp như: xoa bóp, bấm huyệt, chỉnh, nắn, vỗ, đấm... bằng tay, chân… hoặc dùng dụng cụ như kim châm cứu, que ấn huyệt, ngải cứu…
2. Các phương pháp tác động sử dụng “năng lượng vũ trụ” và “năng lượng con người” (tạm gọi là trường năng lượng hoặc trường sinh học) để làm cân bằng âm dương, khí huyết trong con người, chống lại bệnh tật, được ứng dụng ở khắp các bệnh viện y học cổ truyền, một số cơ sở, trung tâm dưỡng sinh và số người có năng lực đặc biệt.
3. Các liệu pháp tinh thần (# tâm lý liệu pháp của ngành tâm thần học): cầu cúng, làm phép, lễ bái, lên đồng… có khi mang tính đơn lẻ, có khi mang tính cộng đồng cực lớn như các buổi tế ở đền Hùng, đàn xã tắc, đại lễ phật đản, ở các thiền viện… và được cộng đồng chấp nhận như 1 liệu pháp tinh thần rất có giá trị.
4. Tập luyện dưỡng sinh, khí công, võ thuật: chúng ta chiến tranh liên miên, cha ông chúng ta phải thường xuyên luyện tập dưỡng sinh, võ thuật để nâng cao sức khỏe và khả năng chiến đấu.
Đồng thời cũng rất nhiều thầy võ nắm được y lý xuất hiện để chữa bệnh cho dân chúng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BẤM HUYỆT
Xoa bóp là phương pháp dễ học nhất vì những động tác dựa trên những cái vuốt ve tự nhiên, vuốt, xoa, day và ấn vào những phần mềm của cơ thể để tạo nên trạng thái thư giãn hoàn toàn.
Xoa bóp tác dụng chủ yếu lên hệ gân cơ, dây chằng, tác dụng đặc biệt lên sự cân bằng dịch thể giữa máu và cũng có thể có tác dụng vào các huyệt và kinh mạch.
Ở phương Tây, từ hàng ngàn năm nay, các dạng xoa bóp cũng đã được sử dụng để chữa bệnh. Các thầy thuốc Hy Lạp, La Mã cổ đại đã dùng xoa bóp như một phương pháp chữa bệnh chủ yếu và để giảm đau.
Đầu thế kỷ V TCN, Hippocrates, ông tổ của ngành y đã nói: “Người thầy thuốc phải hiểu biết nhiều thứ, trong đó bắt buộc phải biết phương pháp xoa bóp và xoa bóp có thể làm mềm một khớp bị cứng và làm chắc một khớp đã bị lỏng lẻo”.
Bấm huyệt và phản xạ liệu pháp đòi hỏi sự chính xác cao hơn, dùng ngón tay, khuỷu tay… ấn vào từng huyệt hay điểm (phản xạ) hoặc một vùng nhỏ của cơ thể dọc theo đường kinh mạch hoặc điểm phản xạ ở bàn tay, bàn chân… mà những điểm này liên quan đến nhiều phần khác nhau của cơ thể, tạo nên sự cân bằng năng lượng sống của cơ thể (cân bằng âm dương), còn gọi là khí lưu thông trong các kinh mạch, đồng thời cũng có tác dụng vào các hệ cơ, tuần hoàn, bạch huyết.
Phản xạ thần kinh - nền tảng cho những phương pháp trị liệu này, gồm có các phương pháp sau:
- Châm cứu và bấm huyệt Đông y: Ở Việt Nam châm cứu có lịch sử rất lâu đời. Những phương pháp châm nổi tiếng như: châm gây tê, trường châm, cấy chỉ catgut dưới da, thủy châm, điện châm, laser châm…và các phương huyệt cho một số bệnh cụ thể, cộng với những bàn tay châm điêu luyện khiến Châm cứu Việt Nam trở nên nổi tiếng khắp hoàn cầu. Sự hợp tác Châm cứu Việt Nam đã phát triển ra hơn 40 nước.
- Diện Chẩn: Vào những năm 80 thập kỷ trước ông Bùi Quốc Châu đã sáng tạo ra phương pháp Diện Chẩn. Khi tác động trên những đồ hình tưởng tượng ra trên mặt và trên cơ thể (thực ra để vẽ ra các đồ hình là rất công phu) ta có thể giải quyết được nhiều chứng bệnh.
- Chữa Trật Đả (chữa bong gân, sai khớp, đau lưng cấp, chấn thương, gãy xương …).
Ngoài các nhân viên y tế được đào tạo ở các khoa cấp cứu ngoại ra, Việt nam có rất nhiều thầy lang có tiếng về lĩnh vực này.
Trước đây cụ lang Hanh ở Hưng Yên với những động tác chữa bệnh kỳ lạ và chữa lành nhiều cas trật khớp, gẫy cổ xương đùi (có dùng thêm thuốc gia truyền) đã là một thương hiệu mọi người đều biết đến. Kho tàng kinh nghiệm này chúng ta hoàn toàn chưa khai thác được bao nhiêu.
- Tẩm quất (xoa bóp) bằng các động tác đấm, băm, chặt chém, vỗ, vuốt, lăn, xoa, nhổ bão, vặn… trên cơ thể, đồng thời suy nghĩ về các kỹ thuật đó có thể giúp mình chữa bệnh như thế nào. Tất cả các động tác đó nếu biết áp dụng đúng lúc và sáng tạo sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ cho buổi chữa bệnh của mình.
- Những kỹ thuật như dùng nồi nước xông, đánh gió, chích lể rất hay được dùng trong y học dân gian, đặc biệt ở phía Nam. Chúng cũng vô cùng hữu dụng nếu chúng ta biết dùng đúng chỗ, đúng liều lượng sẽ giải quyết được nhiều bệnh cấp và mạn tính.
- Một vài kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt nước ngoài như Shiatsu - day bấm huyệt kiểu Nhật, túc chẩn của Hàn Quốc, vặn bẻ người kiểu massage Thái Lan cũng có một số nơi áp dụng .
- Phương pháp bấm chỉnh của lương y Võ Hoàng Yên. Kết quả điều chỉnh bệnh rất diệu kỳ. Có lẽ chúng ta phải xếp phương pháp này cả sang phần chữa bệnh bằng “trường năng lượng sinh học” vì ngoài biện pháp đập bôi dầu lên huyệt đạo và những động tác bấm, vỗ, đập, chỉnh sửa biến hóa chính xác theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh thì kết quả chắc có liên quan đến ‘trường năng lượng’ phi thường của thầy Yên. Người bệnh có vẻ rất đau vì các động tác chữa của môn phái này quá mạnh
- Yumeiho - phương pháp bấm huyệt Nhật Bản. Phương pháp này du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1990. Lý thuyết của phương pháp căn cứ trên thực tế là có hơn 95% lệch vị trí xương chậu từ khi mới sinh. Theo năm tháng sự lệch này gây nhiều thương tổn trên cột sống và toàn thân. Nếu ta chỉnh cột sống thẳng lại là giải quyết được nhiều chứng bệnh . Tuy nhiên bây giờ ít thầy thuốc dùng phương pháp này, có lẽ do khi chữa phải dùng mất nhiều lực mới đạt được kết quả mong muốn.
- Tác động cột sống: do lương y Nguyễn Tham Tán sáng lập. Với lực tác động chủ yếu của 1 hoặc 2 ngón tay trên cột sống, nếu người chữa trị chịu khó học nắm được bí quyết của phương pháp này thì sẽ đạt kết quả rất to lớn trong việc chữa bệnh. Hiện phương pháp này đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong học viện Y học Cổ Truyền.
- Thập Thủ Đạo: Tương truyền là do Cụ Huỳnh Thị Lịch (Dì Sáu Lịch) học của một người Pakistan (Đông Hồi) mang về Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Phương pháp bấm huyệt chủ yếu trên 10 đầu ngón tay, ngón chân với lực tác động nhẹ nhàng và phong cách bấm như chơi đàn ghi ta song kết quả rất đáng khâm phục. Trong tương lai không xa nó sẽ trở thành quen thuộc trong làng chữa trị không dùng thuốc của chúng ta.
Trung tâm Bấm huyệt Thập thủ đạo - thuộc Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (chính thức đào tạo Bác sĩ đa khoa và Dược sĩ đại học từ năm học 2016) có chức năng nhiệm vụ: Kế thừa - nghiên cứu phát triển - phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ bằng các phương pháp của người Việt Nam, bao gồm không dùng thuốc (Bấm huyệt Thập thủ đạo kết hợp Tác động phản xạ thần kinh (đầu và cột sống) và các bài thuốc Nam, trước hết là mở lớp phổ biến kiến thức và các cơ sở chẩn trị bằng các phương pháp Nam y dược cho các đối tượng trong trường, từng bước đưa vào nghiên cứu giảng dạy chính quy cho các đối tượng trong khoa y hoặc bệnh viện của trường và các đối tượng khác ngoài trường.
Đội ngũ giảng viên và thầy thuốc từ Hội Thập thủ đạo, thuộc Ban chấp hành Chi hội bấm huyệt Thập thủ đạo – Hội Đông y Hà Nội, cũng là các cán bộ y tế thuộc Cục y tế - Bộ Công an (Bộ Nội vụ trước đây), đã trực tiếp thừa kế và phát triển phương pháp Bấm huyệt Thập thủ đạo từ những năm 80 thế kỉ XX. (Năm 1984 đã tổ chức Đại hội bấm huyệt toàn quốc, trong đó gồm Thập thủ đạo - bà Sáu Lịch, Tác động cột sống - lang Tán, bật gân nắn khớp - lang Hanh, bấm Á thị huyệt - lang Đôn).
- Thầy Lê Đình Hà: Đại tá, thầy thuốc ưu tú, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Thập thủ đạo Thành Hội Đông y Hà Nội.
- Thầy Đàm Ngọc Ánh: Giám đốc CTCP Hội Thập thủ đạo, Bác sĩ đa khoa, Phó chủ tịch Ban chấp hành Hội Thâp thủ đạo Thành Hội Đông y Hà Nội.
- Thầy Đào Ngọc Thu: Lương y sĩ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Thập thủ đạo Thành Hội Đông y Hà Nội.
CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Ms. Hạnh 0981516989, E.mail: hoithapthudao@gmail.com; facebook: Hội bấm huyệt Thập thủ đạo HUBT
- Văn phòng:
1. Nhà E tầng 1 - Đại học Kinh doanh Công Nghệ Hà Nội (HUBT): 29A/124 Vĩnh Tuy - Q. Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội.
2. Trung Tâm Văn Hoá người Cao Tuổi. Đ/c: P.219, D1 Tập thể Trung Tự, Hà Nội.


 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che