Hòm thư người tiêu dùng
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1635
Hôm qua: 5480
Tổng số: 8156632
 

 
 

Góc chia sẻ
Cập nhật lúc: 12/21/2011 8:20:32 AM
Phát biểu ý kiến tại hội thảo (Dự án MALICA)
  Ý kiến của NTD về chất lượng Lương thực-thực phẩm trong thực tế

 -         Sản phẩm LT-TP có chất lượng-vệ sinh-an toàn mục tiêu,là tiêu chí của đất nước chúng ta, là nhu cầu cần thiết và chính đáng của toàn xã hội, là trách nhiệm và lương tri của mỗi người đối với cộng đồng
-         Việt Nam là một đất nước nông nghiệp lúa nước, với khoảng 80% là nông dân, khoảng 50% là phụ nữ, là một quốc gia thuộc loại nghèo trên thế giới nhưng đang phát triển nhanh. Vì vậy mặt hàng LT-TP đối với Vnam có một ý nghĩa, vai trò, vị trí rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống bền vững, nhưng cũng co những nét rất đặc thù liên quan đến chất lượng sản phẩm (CLSP):
        - Nhiều mặt hàng LT-TP đã xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đang có uy tín và tín nhiệm trên thị trường.
        - Nhiêu người nghèo, người thu nhập thấp, cá thể, hộ gia đình thamgia vao sản xuất, dịch vụ mua bán LTTP cho địa phương, làng xóm, đường phố..là phổ biến, tồn tại nên khó/không thể quản lý được CLSP trong cả sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng LTTP
-         Với sự phong phú các mặt hàng LTTP hiên nay trên thị trường, mặc dù nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng…đã có nhiều chiến lược, chính sách, chChiếm bao nhiêu % é độ, biện pháp về quản lý CLSP và ngày càng có nhiều mặt hàng được cấp dấu-nhãn hiệu chất lượng và được nhiều NTD nhận biết để lựa chọn khi mua. Song thử hỏi những mặt hàng/sản phẩm có chất lượng này đã:
         -Chiếm bao nhiêu % trong tổng số các mặt hàng LTTP đang có trên thị trường và chiếm bao % thị phần nội địa ?
         - Đã quản lý và kiểm soát được các dấu/nhãn hiệu này chưa: từ sản xuất, lưu thông, phân phối tới tiêu dùng?
         -  Có phải NTD nào  cũng được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về nhận biết, đánh gia, khiếu nại vế sản phẩm và dễ dang kiếm/mua được LTTP co chất lượng-an toàn một cách thuận tiện?
-         Vì vậy hiện nay, khi đi mua LTTP, NTD thường phải căn cứ và dựa vào những yếu tố sau :Dấu/nhãn hiệu sản   / Nơi bán hàng có uy tín  /Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ’ và kinh nghiệm thực tế của cá nhân khi lựa chọn,mua LTTP.     Hội viên CLB chúng tôi chúng tôi coi đây là yếu tố chủ yếu, vì cả 3 yếu tố trên đều đã có những hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng…
     Đói với các mặt hàng LTTP, chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn đã & phải có các hệ thống kiểm soát trong quy trình sản xuất của các cơ quan quản lý CLSP có liên quan. Song cũng xin được hỏi: ngoài các cơ quan có chức năng quản lý và các cơ sở/tổ chức sản xuất/ kinh doanh….trong diện được hoặc bị quản lý ra thì các:  - Cơ sở sản xuất/ kinh doanh/dịch vụ nhỏ, lẻ, bán hàng tại các chợ cóc,hàng rong khi đang lan tràn trong khắp ngõ ngách, phố phường, làng xóm…-Và NTD nào cũng được phổ biến/ cung cấp thông tin về nhận biết CLSP để biết được và biết đầy đủ , đáp ứng được nhu cầu,nguyện vọng của mình khi đi mua hàng.
Đối với CLB Nữ chúng tôi, câu trả lời là CHƯA :chưa biết, biết chưa đầy đủ và chưa đáp ứng. Ví dụ việc kiểm soát đối với ;đất, nước, giống, phân bón đối với cây trồng  / giống, thức ăn gia súc,công nghệ chăn nuôi   /giết mổ gia súc, sản phẩm   /  khâu lưu thông, phân phối, kinh doanh, bảo quản....                   
Để có/duy trì/củng cố CLSP các mặt hàng LTTP và để tất cả mọi người, ngay cả những NTD nghèo đều có thể  kiếm/ mua được các sản phẩm LTTP có chất lượng và chất lượng cao, chúng tôi thiết nghĩ
 1. Đây là một vấn đề/ mục tiêu mang tầm cỡ quốc gia: nhà nước, liên ngành, xã hội và cả từng cá nhân trong cộng đồng, với một chiến lược tổng thể và các thể chế , chính sách giải pháp v..v …đã có nhưng cần được tiêp tục nghiên cứu, lắng nghe, lôi cuốn cộng đồng tham gia để được bổ xung, hoàn chỉnh, áp dụng thích hợp, cụ thể hơn, hiệu quả hơn đối với từng loại sản phẩm LTTP, từng đối tượng NTD, từng vùng /miền địa lý canh tác / trồng trọt/ tiêu thụ sản phẩm
   2. Có các nghiên cứu, biện pháp để giảm giá thích hợp cho các sản phẩm LTTP có chất lượng và chất lượng cao
   3. Các sản phẩm có chất lượng này cần được lưu thông, phân phối rộng rãi và có nhiều điểm mua bán thuận tiện để dễ dàng kiếm / mua được
   4. Tăng cường không chỉ quy trình kiểm tra mà cả trách nhiệm giám sát CLSP với cả 3 khâu : sản xuất, lưu thông, phân phối, kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời niêm yết và cung cấp thông tin về quy trình giám sát và CLSP tại các nơi và địa điểm bán hàng
   5. Nên có chiến lược về giáo dục và tuyên truyền thiết thực, hiệu quả để có thể lâu dài, thường xuyên và lôi cuốn toàn xã hội tham gia  về sản phẩm LTTP có chất lượng và vệ sinh an toàn  cho: người sản xuất, đặc biệt là người sản xuất nhỏ, lẻ: không chỉ vì lợi nhuận,    /hãy có trách nhiệm và lương tri đối với chất lượng cuộc sống của cộng đồng và cả bản thân, gia đình mình   /cho mạng lưới lưu thông, phân phối, kinh doanh: nơi xuất hiện nhiêu sản phẩm kém, không có chất lượng, hàng nhập lậu…/ cho thái độ và trách nhiệm của NTD như đã được nêu trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD của nước ta  / Cần điều tra, nghiên cứu.và xây dựng thái độ và hành vi tiêu dùng khoa học-hiệu quả-văn hóa-lành mạnh để thay đổi dần dần và từng bước loại bỏ thói quen ăn uống – tiêu dùng dễ dãi, bừa bãi…. Là một trong những nguyên nhân  dẫn tới hiện trạng lan tràn và phổ biến các sản phẩm LTTP chả cần có CL mà vẫn tiêu thụ được vì  Cầu như thế nào sẽ có cung đáp ứng như vậy
Hãy tiêu dung bền vững – nhân thức &hành động của mỗi chúng ta”
   .                                                                                                                                                                                                     Quỳnh Chi
 
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Xí nghiệp Gốm Chu Đậu
Thái Tân, Nam Sách, Hải Dương
ĐT: 0320 756218    -    FAX:  0320 755199
 

Chu Đậu, ngày 15 tháng 9 năm 2007
Kính gửi:        Bà. Nguyễn Thị Quỳnh Chi
                        Chủ nhiệm Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ
THƯ CẢM ƠN
            Xí nghiệp Chu Đậu, xin gửi đến bà và CLB của bà lời chào Trân trọng, Xí nghiệp chúng tôi, là một doanh nghiệp được  Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) giao trong trách phục hồi và kế thừa một di sản văn hoá của Cha, Ông để lại, đó là Gốm Chu Đậu.
            Để thực thi được nhiệm vụ cao cả này, Xí nghiệp chúng tôi cần được sự giúp đỡ, hợp tác tận tình của các tổ chức, cá nhân, đoàn thể có tâm huyết với nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian qua Xí nghiệp chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, trong đó có CLB của bà (đó là mẫu thiết kế sản phẩm “Khúc khẩu thừa” ), mẫu này đã được thị trường chấp nhận. Đó là sự giúp đỡ vô cùng quý giá và thiết thực để Xí nghiệp chúng tôi vững bước đi lên trong thời kỳ hội nhập hiên nay.
Thay mặt Xí nghiệp chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu, vô tư của bà và quý CLB. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của quý CLB mà bà là hạt nhân chính, nhằm đưa lại cho quảng đại người tiêu dùng Việt Nam biết tới những sản phẩm nghệ thuật, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
           
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
 XÍ NGHIỆP GỐM CHU ĐẬU
 
_______________________________________________

ĂN GÌ CŨNG SỢ
 
Hàng loại vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua đang làm cho người dân lo lắng và bức xúc . Người tiêu dùng lo ngại vì ăn gì cũng có nguy cơ bị ngộ độc hay sử dụng lâu cũng dễ bị ung thư . Theo thống kê , mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 đến 10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong . Ngà nước phải chi trên 3 tỷ đồng cho việc điều trị , xét nhiệm và điều tra nguyên nhân . Theo ông Nguyễn Thành Phong , cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm , tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay đã ở mức báo động . Tổng số người ngộ độc từ ngày 1/1/2007 đến nay đã là 3.140 người , 25 người bị tử vong .
Hàng loạt thông tin khiến người tiêu dùng giật mình : sudan có trong trứng , su dan có trong son môi , bột ớt , tương ớt , kem đánh tăng … (chất sudan có khả năng làm biến đổi cấu trúc gien và có khả năng gây ung thư ); phần lớn thực phẩm đường phố ăn ngay nhiễn vi sinh , nước giải khát lề đường không đạt tiêu chuẩn . Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hàm lượng cao hay các chất phụ gia : hàn the có trong giò . phân u rê . Hàn the , phoocmon có trong các loại thuỷ , hải sản , màu công nghiệp , đường hoá học trong thức ăn đường phố … Nước tương có hàm lượng 3MCPD vượt quá ngưỡng cho phép … Ngay trong một số siêu thị , nơi tưởng như là chỗ an toàn cho việc mua sắm của các bà nội trợ cũng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm , Các loại hoá chất trên có trong thực phẩm đều gây hại cho cơ thể . Chúng có thể gây ngộ độc ngay cũng có thể không phát bệnh tức thì mà tích tụ lại trong cơ thể , sau đó phát triển thành bệnh hiểm nghèo khó điều trị như ung thư , suy thoái hệ thống tim mạch , xơ gan . ăn gì hàng ngày đang là vấn đề làm đau đầu các bà nội trợ , đặc biệt là những người đang phải chăm con nhỏ , cháu nhỏ … Người tiêu dùng luôn có cảm giác không an toàn khi mua các loại thực phẩm . Ngay cả các cửa hàng trưng biển bán rau an toàn nhưng cũng không đảm bảo là có sạch thật hay không . Lại có truyện bi hài là có người bán rau để người mua tin là rau của minh an toàn đã bắt cả sâu bỏ vào rau , sâu an không sao thì chắc người an cũng không sao rồi !...
Những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày , hàng giờ , thêm vào hiện tượng hàng giả , hàng nhái chiểm tỷ lệ không nhỏ khiếm người dân thật khó để trở thành “ người tiêu dùng thông thái” . Trong khi đó , công tác quản lý , thanh tra , kiểm tra của chúng ta thường chỉ tiến hành theo kiểu ngắt quãng , phong trào hay chiến dịch . Bên cạnh đó việc xử lý cũng không đủ sức răn đe , vì vậy tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn tiếp diễn . Đối với hàng sản xuất , chế biến trong nước còn khó quản lý , huống hồ có rất nhiều loại thực phẩm , rau quả được nhập khẩu , nhập lậu mà không rõ nguồn gốc , không ai dám đảm bảo là có đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không . Tình trạng đó làm cả xã hội bức xúc
Làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đang làm đau đầu các  cơ quan chức năng . Vì lợi nhuận mà một bộ phận không nhỏ người sản  xuất buôn bản thực phẩm đã  không từ một thủ đoạn nào , gây nguy hại cho xã hội . Điều đó cũng có thể xem như một tội ác . Vì thế cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay , kịp thời với những đối tượng vi phạm mới mong giảm bớt nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng . Ngành Y tê cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành , các cấp , các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao vai trò , tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở , vệ sinh trang thiết bị , dụng cụ chế biến thực phẩm … để dảm bảo nguồn thực phẩm sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân . Đồng thời tuyên truyền đến người sản xuất kinh doanh các văn bản quy phạm pháp luật , các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm  …  Kêu gọi người dân đấu tranh với mọi hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm , tẩy chay với cơ sở buôn bán vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm . Đây là vế đề đang cần cả xã hội chung tay góp sức vì sức khỏe của cả cộng đồng .
 
Lê Thi Uyển .
 
(CLB Người tiêu dùng nữ )

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che