Sản phẩm giày cho người mắc bệnh đái tháo đường
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2241
Hôm qua: 4530
Tổng số: 8828505
 

 
 

Góc chia sẻ
Cập nhật lúc: 5/14/2013 8:56:13 PM
Bài này trích dẫn từ tài liệu của Viên Nghiên cứu Da giày VN tại Kỳ sinh hoạt CLB lần thứ 17, tại Hội trường Viên-160 Hoàng Hoa Thám, HN
GIÀY CHUYÊN DỤNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM THỰC TẾ
    1. Những số liệu tổng quan
Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh đái tháo đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới.
Tại Việt nam, vào năm 1990 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chỉ ở mức từ 0,9%( Huế) cho đến 2,52%( thành phố Hồ Chí Minh), nhưng chỉ sau 10 năm, năm 2001 tỷ lệ này ở các thành phố lớn đã là 4,1%, năm 2002 tăng lên 4,4%- với mức tính ở cả cộng đồng là 2,7% dân số; nếu tính ở nhóm người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao thì tỷ lệ bệnh đã tăng trên 10%.


 
Theo thống kê toàn quốc năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cả nước là trên 5% (khoảng 4,5 triệu người), tại các thành phố lớn và khu công nghiệp có tỷ lệ từ 7,0 đến 10%. Ước tính hiện tại 2,5% dân số ở độ tuổi trên 20 tại Việt Nam mắc bệnh tiểu đường Type 2, dự kiến sẽ tăng lên 3,5% vào năm 2025. Cũng theo thống kê, tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4 %, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7 %. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70 % bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Theo số liệu ước tính của Bộ Y tế, số lượng người mắc bệnh ĐTĐ tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 8 triệu người năm 2025, trong đó tiểu đường loại 2 sẽ chiếm trên 90%
.
    2. Bệnh tiểu đường và biến chứng bàn chân
Đối với bệnh nhân ĐTĐ, tổn thương bàn chân đặt ra một vấn đề nan giải, xét cả về mặt xã hội, kinh tế và y tế như làm bệnh nhân mất đi sức lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ. Việc điều trị các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ cần một thời gian nằm viện rất dài, thường là trên 4 tuần với một chi phí y tế rất cao. Hầu hết các trường hợp phải cắt cụt chi dưới do tổn thương bàn chân ĐTĐ gặp ở những bệnh nhân đến khám muộn, khi đã có hoại tử bàn chân hoặc đã bị tổn thương xương bàn chân.
Tổn thương bàn chân ĐTĐ là hậu quả của bệnh lý thần kinh ngoại biên – do giảm nhận cảm, rối loạn thần kinh tự động và thiếu máu – do xơ vữa mạch các mạch máu của chân. Ngoài ra, nhiễm khuẩn là mối đe dọa thường trực, nguy hiểm đối với bàn chân của người bệnh ĐTĐ.

 
Số liệu thống kê cho thấy tại Việt Nam, 50% - 60% bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện do biến chứng bàn chân, trong đó có đến 25% trường hợp phải cưa chân. Trong khi, ngoài việc kiểm soát lượng đường huyết tốt, chỉ cần mang giày dép y tế sẽ giúp bệnh nhân không phải phẫu thuật cắt bỏ chân.
Chính vì vậy, để giảm bớt số lượng bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi, việc phát hiện sớm các tổn thương bàn chân ở người bệnh ĐTĐ và đặc biệt là phòng ngừa cũng như bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ có vai trò hết sức quan trọng.
    3. Sự cần thiết của giầy chuyên dụng cho bệnh nhân ĐTĐ
Một nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học Nigeria vừa được trình bày tại Hội nghị thường niên các nhà lâm sàng nội tiết Hoa Kỳ (AACE) cho biết phần lớn bệnh nhân đái tháo đường không chọn lựa giày dép phù hợp. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến những vết loét ở chân gây đau đớn và đôi khi phải cắt cụt các đầu chi.


 
Và như trên đã phân tích, khi bị tiểu đường, bàn chân dễ loét hoặc nhiễm trùng do mạch máu bị viêm tắc, lượng máu xuống nuôi dưỡng bàn chân kém đi. Đồng thời, lâu ngày BN bị viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Hai nguyên nhân này cùng với lượng đường huyết không kiểm soát tốt dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho bàn chân rất cao. Ngoài ra, bàn chân càng dễ loét hơn khi chỉ một vài vị trí trên bàn chân thường xuyên chịu lực tì đè hoặc cọ quẹt với các vật cứng. Khi đã bị trầy xước, vết loét càng khó lành, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng, gây hoại tử phải cắt mất chân. Do vậy, nếu người bệnh được đi giày sản xuất riêng cho bệnh nhân đái tháo đường và tập luyện việc đi đứng trong hai tuần, họ sẽ tự đi lại được, vết loét ở mu bàn chân cũng trở nên lành lặn.
Giày dép sản xuất riêng giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể lên tất cả các vị trí bàn chân, chứ không trụ lên vài điểm như gót chân, mu bàn chân... Từ đó, bàn chân sẽ giảm sang chấn, va chạm khi đi đứng và tránh chịu lực tì đè gây lở loét. Đặc biệt, đối với bệnh nhân đã bị loét chân, giày dép sản xuất riêng cũng nâng đỡ các đốt, khung bàn chân, lòng bàn chân… nên vết loét sẽ mau lành hơn (đến 66%).
    4. Việc sản xuất và phân phối sản phẩm giày chuyên dụng cho bệnh nhân ĐTĐ
         Hiện tại ở Việt Nam chưa có một tổ chức hoặc cơ sở nào nghiên cứu và sản xuất giày chuyên dụng cho bệnh nhân ĐTĐ và trong bối cảnh như vậy, nắm bắt được nhu cầu thị trường và tầm quan trọng của giày dép đối với người bệnh đái tháo đường, bắt đầu từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Chương trình đổi mới Phát triển Phần Lan (IPP), Viện Nghiên cứu Da Giày và Trung tâm Xúc tiến Thương mại trực thuộc Viện chính thức triển khai sản xuất và phân phối sản phẩm giày chuyên dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.


 
Việc triển khai sản xuất và phân phối trên diện rộng này căn cứ trên sự thành công của đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Da Giày về sản xuất và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất giày dép cho bệnh nhân ĐTD với giá thành phù hợp.
    Một số đặc điểm chính của Giày chuyên dụng cho bệnh nhân ĐTĐ do Viện Nghiên cứu Da giày nghiên cứu và sản xuất
- Cửa giày được mở rộng hơn giầy thông thường với bộ phận đóng mở thuận tiện, linh hoạt
- Phần mũ và gót ít chắp nối, ít gờ, cộm để tạo sự êm ái cho bệnh nhân khi đi
- Lót măt giày êm và có thể tháo lắp. Giày được khử khuẩn và khử mùi. Đảm bảo tối đa các yêu cầu vệ sinh (Hút ẩm, thải ẩm, thông hơi...)
- Đảm bảo các yêu cầu sinh thái (hàm lượng CrVI, nồng độ PH)
- Nguyên liệu chế tác đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền, độ mài mòn
    Một số công dụng chính
- Hạn chế sự nén ép lên bàn chân, tránh tổn thương da và mạch máu
- Dễ xỏ chân vào – ra và dễ điều chỉnh
- Tránh tổn thương, trầy xước da bàn chân khi đi lại
- Phân bố áp lực đều lên lòng ban chân, giảm sang chấn
- Đảm bảo bàn chân luôn khô ráo, sạch sẽ
- Hạn chế tối đa khả năng va đập, đâm xuyên của các vật thể vào bàn chân.
Với những tính năng như vậy, sản phẩm được kỳ vọng sẽ có tính xã hội cao, đưa sản phẩm đến với người bệnh đái tháo đường Việt Nam một cách nhanh chóng và bền vững.

     5. Thông tin liên hệ
Viện Nghiên cứu Da Giày – Bộ Công Thương
Trung tâm Xúc tiến Thương mại
Địa chỉ: 160 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0903264597 /0912641072
Fax: 0438454214
Email: viennghiencuudagiay@fpt.vn
leanhducneu@gmail.com
xuanhanh9000@yahoo.com
Website:giaytieuduong. org
























Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che