Cô TRần Thúy Lan -CLB PN & TD Hà Nội
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1709
Hôm qua: 978
Tổng số: 8581089
 

 
 

Góc chia sẻ
Cập nhật lúc: 3/22/2016 10:56:16 AM
Ngày 18/3/2016 P/V Khánh Thủy- Báo KH & Đời sống, đã phỏng vấn Cô Trần Thúy Lan - Tổ trưởng Tổ Hội viên CLB PN &TD Hà Nội về chủ đề " quan hệ gia đình -giáo dục & dạy bảo con cháu.."  Người biết tạo ra quả ngọt, trái thơm
Là nữ sinh trường Trưng Vương (Hà Nội), cô Trần Thúy Lan, nguyên hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An luôn hết mình vì học trò, vì chồng con và giờ đây là các cháu. Hiện tại, cô tham gia CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội
Cả đời với học sinh
Đến thăm cô vào buổi sớm mùa đông khi cô vừa tập xong bài tập Suối nguồn tươi trẻ, dù ở tuổi 80 nhưng cô vẫn bước đi nhanh nhẹn, luôn chân luôn tay cắt tỉa cây, tưới hoa. Ngôi nhà của cô khá đẹp và rộng, mảnh sân trước cửa cô trồng các loại cây cảnh và khế để lấy quả, lấy bóng mát. Tưởng đây là nhà của cô nhưng ngồi nói chuyện một lúc mới biết cô sống với con gái. Cô kể:”Mấy năm gần đây vợ chồng cô lớn tuổi nên dọn về ở với con gái để ốm đau, bệnh tật có con rể là bác sĩ sẽ yên tâm hơn. Vợ chồng con trai cô đi làm cả ngày, các con đã du học nên vắng vẻ”.


Nhắc đến cô Trần Thúy Lan hẳn nhiều thế hệ học sinh trường Chu Văn An đều biết. Mẹ cô trước đây là giáo viên tiểu học dạy học rất giỏi đã kèm cặp cô từ bé theo nề nếp gia phong. Nhờ có người mẹ nghiêm khắc mà cô trưởng thành. Năm 1960 tốt nghiệp đại học sư phạm cô được giữ làm làm cán bộ giảng dạy khoa địa. Vì hoàn cảnh gia đình, chồng thường xuyên đi công tác, lại có con nhỏ, gửi con đi làm khó khăn nên năm 1962 cô chuyển về dạy tại trường THPT Chu Văn An. Là bí thư chi đoàn, giảng dạy môn địa, sinh, kỹ thuật nông nghiệp, năm 1968 cô được đề bạt làm hiệu phó, năm 1987 được đề bạt hiệu trưởng và đến năm 1992 thì về hưu. Do duyên nợ với nghề giáo, từ lúc nghỉ hưu cô được mời sang quản lý trường phổ thông dân lập Nguyễn Siêu. 15 năm cô làm quản lý cũng là 15 năm trường phổ thông dân lập xây dựng thương hiệu, trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Tròn 70 tuổi là lúc cô nghỉ hẳn ở nhà và trở thành bà giáo của các cháu.
Dạy con, uốn cháu từ nhỏ
Cô kể:”Lúc còn đi làm mặc dù là lãnh đạo hàng chục năm nhưng tôi vẫn không bỏ dạy. Hồi đó việc nhà tôi giải quyết chỉ mức độ thôi vì bao nhiêu thời gian tôi phải dành cho học sinh, đặc biệt là tôi còn phụ trách khối học sinh nội trú Huế. Số học sinh này sau này đều trở thành cán bộ nòng cốt bổ sung cho Huế. Tôi coi các em như con nên các em sống rất tình cảm. Hàng chục năm qua đi, giờ mỗi lần tôi vào Huế, các em đều rủ nhau đón tiếp tôi như người ruột thịt của mình từ xa về, cảm động lắm. Với gia đình, tôi có 2 con gái, 1 con trai, tưởng bố mẹ đều công tác trong ngành giáo dục thì có nhiều thời gian dành cho con nhưng suốt cả mùa hè tôi quấn lấy học sinh không nghỉ. Với con mình, tôi chỉ rèn cháu nếp học, kỷ luật để lớn lên tự giác học hành.


Tôi quan niệm, cấp I là năm học bản lề nên tôi rèn các cháu học rất nghiêm khắc. Các cháu học chăm chỉ và rất ngoan. Tôi cứ nhớ mãi, cháu gái thứ hai nhà tôi hồi mới học cấp I đã biết giúp mẹ. Chiều hôm ấy tôi mua ốc về định sáng hôm sau làm cơm cho chồng mang đi làm. Khoảng 3-4 giờ sáng tôi cứ thấy lạch cạch dưới bếp, tưởng chuột xuống thì ra con gái tôi đang nấu ốc cho mẹ. Hai con gái tôi giờ đây là giáo viên chuyên Pháp, chuyên Anh, con trai cũng công tác tại trường ĐHSP. Khi các con đi làm bận rộn, tôi và chồng bảo nhau cứ ở nhà mỗi đứa 2 ngày. Tôi có 2 cháu nội, 3 cháu ngoại, cháu nào tôi cũng tự dạy chữ, dạy toán cho các cháu. Về hưu nhưng cứ cái xe đạp tôi đi hết nhà nọ đến nhà kia xem các cháu học hành thế nào và quán xuyến nhà cửa cho các con”.
Có được hạnh phúc to lớn ngày hôm nay cô Thúy Lan cũng phải hy sinh nhiều thứ. Hồi bao cấp khó khăn, có đợt được đi giảng dạy ở nước ngoài, phong trào rất sôi nổi, xét thấy mình có đầy đủ điều kiện để đi, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Bình lúc bấy giờ cũng động viên nhưng cô Lan nghĩ, nếu đi sẽ mất con. Con còn nhỏ mà không có mẹ ở bên dạy dỗ các con sẽ không có nề nếp, sau này khó uốn. Từ suy nghĩ đó, cô đã ở lại tiếp tục giảng dạy, tiếp tục chăm sóc những mầm non để đến hôm nay chính cô đã được hưởng quả ngọt, trái thơm nhờ chu toàn việc nước, giỏi việc nhà.
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
 
Nội dung
 
Họ và tên
 
Email
 
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che