PGS-TS Lê Huy Hàm – VT Viện Di truyền NN, Bộ NN & PTNN
- Trong những năm qua, trên thế giới CN sinh học mà nòng cốt là CN gen đã có những bước tiến vượt bậc. Cây trồng biến đổi gen (GMC) đã đạt diện tích 102 triệu ha vào năm 2006. Đó là tốc độ chấp nhận kỷ lục của sx đối với một công nghệ ứng dụng trong sx nông nghiệp mà lịch sử từng biết đến. Dự kiến đến 2015, số nước trồng cây biến đổi gen sẽ tăng từ 22 Qgia như hiện nay lên hơn 40 QG, sẽ chiếm diện tích trồng trọt hơn 200 tr. ha
- Tuy nhiên , ở VN, cây trông biến đổi gen chưa được chính thức chấp nhận đưa vào sx, mặcdù CNSH là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên, chỉ đứng sau CN thông tin. Về nghiên cứu, trong giai đoạn 1990-2000, ở nước ta chưa có các đề tài, dự án tạoGMC trong nước. Các nghiên cứu chủ yếu là các dự án hợp tác QTế mà VN là 1 trong những bên tham gia, như dự án tạo giống lúa có hàm lượng vitamin A cao, dự án tọa giống đu đủ kháng vi rút gây bệnh đốm vòng…Giai đoạn 2001-2005, Bộ KH&CN chủ trì Chương trình CNSH, Bộ NN & PTNN chủ trì Chương trình giống cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, kết quả của các dự án này mới dừng lại trong khuôn khổ phòng thí nghiệm mà chưa tạo được GMC có giá trị ứng dụng cho sx nông nghiệp .
Giai đoạn 2006-2010, chương trình CNSH nông nhiệp đã được xét duyệt và đưa vào thực hiện đề tài tạo giống GMC ở ngô và đậu tương. Dự kiến đến 2010 các đề tài này mới có kết quả và đến giai đoạn 2013-2015 VN sẽ có cây trồng biến đổi gen do chính các nhà KH Việt Nam tạo ra nếu kết quả đó được áp dụng thành công.
Vì vậy, trong giai đoạn từ nay đến 2010 mục tiêu của chương trình CNSH nông nghiệp là tạo cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng những thành tựu tạo giống GMC cuả nước ngoài ở VN. Dự thảo quy định quản lý an toàn sinh học GMC đã bước vào giai đoạn cuối, dự kiến được ban hành trong năm 2007. Đây là một quy định quan trọng sẽ tạo bước ngoặt về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở VN, góp phần thúc đẩy các nghiên cứu & ứng dụng công nghệ gen trong sx. Mặt khác là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý trong việc định hướng ứng dụng công nghệ này theo hướng có lợi nhất cho sx, môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người
Trích Bản tin dự án NBF , tháng 6/2007