Quản lý An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen ở Việt Nam
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 756
Hôm qua: 2203
Tổng số: 8736730
 

 
 

Góc chia sẻ
Cập nhật lúc: 12/19/2011 5:44:19 PM
1) Các văn bản pháp lý

* Quyết định số 212/2005/ QĐ-TTg (ngày 26/8/2005) ban hành “ Quy chế quản lý ATSH đ/v các sinh vật biến đổi gen(GMO), SP&HH có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”, trong đó quy định việc quản lý n/n về ATSH trong các hoạt đông : nghiên cứu KH- phát triển CN & khảo nghiệm – sx – kinh doanh & sử dụng – xuất, nhâp khẩu – lưu giữ & vận chuyển – đánh giá- quản lý rủi ro – cấp giấy chứng nhận ATSH , nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học.
*Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg (ngày 31/5/2007) phê duyệt “ Kế hoạch hành động QG về Đa dạng sinh học đến năm 2010 & định hứơng đến năm 2020 thực hiện Công Ước
ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về ATSH”. Một trong 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2010 đã xác định rõ :   tăng cường quản lý n/n cho hệ thống tổ chức /   xây dưng & hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, các văb bản quy phạm-pháp luật /   tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng đào tạo- xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn- nghiệp vụ / tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng, phấn đấu có trên 50% dân số thường xuyên được tiếp cận thông tin & tham gia ý kiến trong việc đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận ATSH / bảo đảm 100% GMO & các SP, HH có nguồn gốc từ GMO được phép lưu hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại VN, được dán nhãn và bị theo dõi, giám sát theo quy định của pháp luật
*Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg (ngày 10/7/2007) phê duyệt “ Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý ATSH đ/v GMO và SP,HH có nguồn gốc từ GMO từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về ATSH”. bao trùm việc tăng cường, củng cố : hệ thống quy phạm, pháp luật, thể chế, chính sách - hệ thống tổ chứcquản lý ATSH thống nhất từ T.W tới địa phương – đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho phân tich, nhận biết và xác định chính xác GMO, đánh giá rủi ro, quản lý và kiểm soát rủi ro do GMO gây ra  - nâng cao nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ - nâng cao nhận thúc của cộng đồng ..
* Ngoài racác quy định về quản lý ATSH đ/v GMO cũng được đề cập trong một số văn bản pháp lý của các ngành , nhưng chưa có các hướng dẫn cụ thể cho việc thực thi
  - Điều 20 Pháp lệnh VSATTP( 2003) quy đinh : thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là “ thực phẩm có gen đã bị biến đổi.
   - Điều 6 Pháp lệnh Giống vật nuôi (2004) quy định : việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sx, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đ/v giống vật nuôi có gen đã bị biến đổi, giống vật nuôi nhân bản vô tính được thực hiện theo quy định của chính phủ
   - Điều 6 Pháp lệnh Giống cây trồng (2004) quy định: việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sx, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đ/v giống cây VNtrồng có gen đã bị biến đổi được thực hiện theo quy định của chính phủ
 
         2) Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATSH.
Theo Quyết định 212/2005/QĐ-TTg :
-         Bộ TN-MT: là cơ quan đầu mối, giúp CP thống nhất việc quản lý n/n
-         Bộ KH-CN : quản lý n/n về nghiên cứu KH, phát triển công nghệ
 
-         Các Bộ quản lý ngành về ATSH gồm : Bộ NN&PTNN, Bộ Thủy văn, Bộ Công – Thương, Bộ Y tế
 
*Cá nhân cần báo cho ai khi phát hiện rủi ro, sự cố liên quan đến sinh vật biến đổi gen?
-  Bộ TN-MT (trong tất cả các trường hợp)
-  Bộ NN&PTNN (đ/v GMO liên quan đén lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản )
-  Bộ Y tế   ( đ/v GMO liên quan tới lĩnh vực y tế, thực phẩm, mỹ phẩm )
-  Bộ Công Thương (  đ/v GMO liên quan tới lĩnh vực công nghiệp, thương mại )
3)Nghị định thư Cartagena.
- Ngày 29/1/2000 tại Montreal,với sự tham gia của hơn 30 bộ trưởng đã thôg qua “ Nghị định thư Cartagena về ATSH thuộc Công ước đa dạng sinh học” ( Công ước này ra đồi năm 1992)
- Pham vi : áp dung đ/v việc vận chuyển, quá cảnh, xử lý& sử dụng xuyên biên giới các GMO có thể ảnh hưởng bất lợi đến bảo tồn & sử dụng bền vững ĐDSH, đồng thời quan tâm đến các rủi ro đ/v sức khỏe con người. Nghi định thư không áp dụng đối với các sinh vật biến đổi gen sống (LMO) sử dụng làm dược phẩm
- Thành lập Trung tâm trao đổi thông tin ATSH (BCH), tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin & kinh nghiệm KHKT, môi trương và pháp lý có liên quan tới LMO giữa các Bên tham gia Nghị định
- Việt Nam trở thành Bên tham gia của Nghị định thư , ngày 19/1/2004, và đã thiết lập BCH quốc gia ( với tên miền http//www. Antoansinhhoc.vn) vào năm 2006, do Cục Bảo vệ môi trường- Bộ TN-MT quản lý
 
( Nguồn : Các tài liệu của Cục Bảo vệ môi trường – Bộ TN-MT )

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che