HTKHQG "Chuỗi cung ứng Thực phẩm an toàn cho các đô thị lớn tại VN"
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1585
Hôm qua: 1745
Tổng số: 8928588
 

 
 

Cập nhật lúc: 12/21/2015 10:51:17 AM
 Tổ chức ngày 18/12/2015 tại trường ĐH Kinh tế quốc dân , HN -do Khoa Marketing, trường ĐH KTQD   Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, mối quan tâm của chúng ta về chất lượng cuộc sống cũng tăng lên, và nhu cầu về thực phẩm an toàn được xem là nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là với cư dân đô thị. Hàng ngày, dân cư ở các đô thị tiêu thụ một khối lượng lớn thực phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn tràn lan đang gây hoang mang cho người tiêu dùng và nhức nhối cho toàn xã hội. Làm thế nào để cung ứng được thực phẩm an toàn cho các đô thị lớn tại Việt Nam đang là thách thức lớn đối với các nhà kinh doanh, cơ quan quản lý của nước ta.


 
Trong những năm tới, khi Việt Nam hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với các hiệp định thương mại tự do như TPP có hiệu lực ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đứng trước những thách thức cạnh tranh mới từ những đối thủ ngoại quốc. Vì vậy, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn đạt hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh với hàng ngoại là một xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp và ngành thực phẩm Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thị trường đô thị Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM AN TOÀN CHO CÁC ĐÔ THỊ LỚN TẠI VIỆT NAM, nhằm thảo luận về các vấn đề sau:

 
- Nghiên cứu các lý thuyết về hình thành, phát triển và quản trị các chuỗi
cung ứng thực phẩm nói chung và thực phẩm an toàn nói riêng. Mô hình và phương thức quản trị chuỗi cung ứng sẽ quyết định tổ chức và tác nhân nào được tham gia vào chuỗi cung ứng, phân công lao động giữa các tác nhân trong chuỗi, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phải tuân thủ và thực thi trong chuỗi, vấn đề nâng cấp và đổi mới trong chuỗi, và việc phân phối lợi nhuận giữa các tổ chức và tác nhân trong chuỗi như thu mua, chế biến, bảo quản, phân phối,…
- Nghiên cứu các vấn đề marketing trong hoạt động chuỗi nhằm thực hiện
mục tiêu định hướng thị trường. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và cung ứng mà còn bao gồm nhà vận chuyển, kho bãi, nhà bán lẻ và khách hàng. Sự phát triển của chuỗi cung ứng do đó phụ thuộc vào khả năng của chuỗi trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Việc thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của chuỗi cung ứng phải phù hợp với sản phẩm, thị trường và đặc tính của khách hàng.
- Nghiên cứu về đổi mới và nâng cấp trong chuỗi, đảm bảo cung ứng sản
phẩm an toàn và chất lượng cao. Tham gia vào các chuỗi cung ứng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến đối mới và nâng cấp trong chuỗi. Làm thế nào để chuyển các chuỗi cung ứng thực phẩm truyền thống với những tác nhân nhỏ, lẻ tự phát sang các chuỗi cung ứng có tổ chức và hoạt động theo các tiêu chuẩn hiện đại.
- Thảo luận về thiết kế, xây dựng và vận hành hoạt động của các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các đô thị lớn Việt Nam phù hợp với thị trường và đặc tính của khách hàng. Việc phát triển các chuỗi như siêu thị sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cấp trong chuỗi. Để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm trên thị trường các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần có nghiên cứu chuyên sâu toàn bộ các hoạt động từ hậu cần đến marketing và hoạt động của các tác nhân tham gia vào chuỗi bao gồm cả người tiêu dùng.


 
 
 
Ban tổ chức đã nhận được 18 bài viết, đề cập tới các khía cạnh khác nhau của các chuỗi cung ứng thực phẩm, từ gia cầm, gia súc, tới rau sạch, nấm hay khoai tây, cho thị trường Việt Nam nói chung và thị trường một số đô thị tại Việt Nam nói riêng. ,đồng thời cũng cho thấy sự phức tạp của chuỗi cung ứng thực phẩm nói chung và thực phẩm an toàn cho thị trường đô thị nói riêng. khó khăn với nhiều rào cản, cả những rào cản chủ quan (của người cung ứng) và những rào cản khách quan (đến từ khách hàng, từ chính sách, từ các vấn đề vĩ mô…). Điều đó cho thấy, để có được các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các đô thị (nơi khả năng chi trả cao) và thị trường Việt Nam nói chung (bao gồm cả những nơi có khả năng chi trả chưa cao), cần có sự vào cuộc của cả người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối và cả người tiêu dùng.

 
Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức quản lý chất lượng an toàn thực phẩm cũng cần tham gia một cách quyết liệt và liên tục để tạo ra sức ép, thói quen và tập quán sản xuất, mua sắm, tiêu dùng hàng sạch, xanh.
Hội thảo sẽ góp phần tìm ra các giải pháp hữu ích, có tính khả thi cho các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thị trường đô thị Việt Nam nói chung. Đồng thời, Hội thảo sẽ cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chính sách và luật pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả thực tế.
Trích Thông cáo báo chí Hội thảo
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che