Kỳ sinh hoạt CLB lần thứ 18- 7/9/2013
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1635
Hôm qua: 1745
Tổng số: 8928638
 

 
 

Cập nhật lúc: 9/7/2013 11:25:25 PM
CLB đã mời Bs Đàm Ngọc Anh đến nói chuyên về chủ đề : "Bệnh xương cơ khớp - Những điều còn chưa biết " - được hội viên CLB rất quan tâm
Tại hội nghị khoa học quốc tế về chủ đề xương khớp vừa tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh, các thầy thuốc chuyên khoa xương khớp trong nước và thế giới đều cho rằng trong thế kỷ 21, nhất là trong thập niên 2012 - 2020, cần phải đặc biệt quan tâm đến các bệnh lý về xương khớp. Tổ chức y tế thế giới gọi Thập niên 2012 - 2020: Thập niên của những bệnh lý về cơ xương khớp.
Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, tiện nghi hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại. Riêng đối với ngành Thấp khớp học, ngoài việc phải đương đầu với nhóm bệnh phức tạp như bệnh tự miễn, còn phải đối phó với các bệnh lý đang có xu hướng gia tăng theo sự gia tăng của tuổi thọ như loãng xương, thoái hóa khớp và một loạt bệnh lý liên quan đến cuộc sống hiện đại - các bệnh lý xương khớp trong chấn thương (đặc biệt là trong tai nạn giao thông và trong thể thao).


 
Thấp khớp không phải là một bệnh mà bao gồm hơn 100 bệnh của hệ thống vận động (xương-cơ-khớp và các tổ chức cận khớp).
Biểu hiện chung nhất của các bệnh khớp là hiện tượng viêm khớp, tuy nhiên hiện tượng này ở mỗi bệnh đều có những đặc điểm khác nhau về vị trí, mức độ, cách biểu hiện, diễn tiến, hậu quả... Có bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi này mà rất ít gặp ở lứa tuổi khác, có bệnh rất thường gặp ở nam giới mà rất ít gặp ở phụ nữ và ngược lại cũng có bệnh thường gặp ở phụ nữ mà rất ít gặp ở nam giới, có bệnh rất thường viêm ở khớp này mà lại rất ít viêm ở khớp khác, có bệnh thường biểu hiện cấp tính, có bệnh lại thường biểu hiện mãn tính hoặc từng đợt... Những đặc điểm này thường dễ nhận biết ở giai đoạn sớm của bệnh, có thể giúp chúng ta sớm có định hướng xác định bệnh.
                            
Diễn giả đã đưa ra các thông tin về đặc điểm chung của một số bệnh khớp
1). Bệnh Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA)
Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 % dân số người lớn (trên 15 tuổi).
Thường gặp ở Nữ (chiếm 75%).
2). Bệnh Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis - AS)
Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,15 % dân số.
Đại đa số bệnh nhân là Nam (chiếm tỷ lệ trên 90%).
3) Bệnh Thoái hoá khớp và cột sống (Osteoarthritis - OA)
Thuộc nhóm các bệnh khớp do Thoái hoá.
Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi: 30 % trên tuổi 35, 60 % tuổi 65 và 85 %
trên tuổi 80.
Rất thường gặp, chiếm 25 đến 30 % các bệnh về khớp và ngày càng có xu
hướng gia tăng vì tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao.
Thường gặp hơn ở Nữ (chiếm 60 - 70%).
Tuổi bắt đầu mắc bệnh thường là trên 50.
4. Bệnh Loãng xương (Osteopososis).
- Thuộc nhóm các bệnh xương do chuyển hoá.
- Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi do lão hoá tế bào sinh xương, do kém hấp thu vitamin D ở ruột và do suy giảm chức năng các tuyến sinh dục.
- Rất thường gặp, thường đi kèm với bệnh thoái hoá khớp.
- Thường gặp hơn và nặng nề hơn ở nữ, nhất là sau khi mãn kinh (post menopause).
Bệnh thường bắt đầu biểu hiện lúc trên 60 tuổi, có thể bị sớm hơn khi có thêm các yếu tố sau:
+ Ít vận động hoặc không vận động
+ Chế độ ăn thiếu calci, thiếu Vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu
+ Bị các bệnh nội tiết: Suy tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), cường giáp...
+ Suy thận mãn, chạy thận nhân tạo định kỳ.
+ Sử dụng kéo dài thuốc nhóm Corticosteroid, chống động kinh, heparin…
+ Uống nhiều rượu, bia, càphê, nghiện hút thuốc lá.
5. Bệnh Thống phong (Bệnh Gout - Goutty Arthritis)
- Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,3 % dân số người lớn.
- Thường gặp ở Nam (chiếm tỷ lệ trên 90%)
- Tuổi bắt đầu mắc bệnh, trung niên, từ 35 đến trên 40
6. Bệnh Sốt thấp cấp/Thấp khớp cấp /Thấp tim (Rheumatic Fever)
- Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 – 0,6 % dân số trẻ em (dưới 15 tuổi), rất ít gặp ở người lớn.
- Gặp đều ở cả hai giới (Nữ = Nam)
- Bệnh thường mắc ở trẻ em lứa tuổi đến trường (thường từ 5 – 15 tuổi)
7. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE)
- Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,02 - 0,1 % dân số người lớn (chỉ chiếm 1/30 – 1/5 số bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp.
- Đại đa số là Nữ (90%).
- Bệnh bắt đầu mắc ở lứa tuổi trẻ (20 – 40) , 55 % dưới 30 tuổi.
8. Các bệnh Viêm khớp do vi khuẩn gồm Lao và Vi khuẩn (Tụ cầu, Lậu cậu …)
- Thuộc nhóm bệnh khớp do nhiễm khuẩn trực tiếp. Vi khuẩn có thể vào khớp theo các đường chính : ngoài da, đường niệu và đường máu.
- Trực khuẩn Lao vào khớp bằng đường máu, sau nhiễm lao đặc biệt lao phổi.
- Có thể gặp ở cả hai giới, mọi tuổi, đặc biệt người già, trẻ em và những người suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch.

Trong buổi nói chuyện , Bs Đ àm Ng ọc Ánh đ ã trình bầy sâu hơn về hai bệnh thường gặp là thoái hóa khớp, loãng xương và có so sánh với bệnh còi xương ở trẻ em. … hướng dẫn sử dụng calci và các thuốc hoặc thực phẩm chức năng dinh dưỡng cho xương cơ khớp hiệu quả nhất.
Diễn giả cũng đã đề cập đến vấn đề thời sự về một vài chủ đề tâm linh như hiện tượng thần y chữa bệnh, ví dụ trước đây là cụ Trưởng Cần, hiện nay là một số nhà ngoại cảm (theo nghiên cứu của viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) và hiện tượng cúng bái chữa bệnh, có hay không hiện tượng ma nhập, phân biệt tâm thần hay ma nhập … giải thích cơ sở khoa học để phân biệt rõ tâm linh (tỉnh tín) và mê tín dị đoan.
Cuối cùng bác sĩ đ ã giải đáp và giải thích chu đáo nhiều ý kiến giao lưu của các hội viên - rất sôi nổi và thực tế.
Một kỳ sinh hoạt CLB thật bổ ích và hiệu quả

Xin xem chi tiết kiến thức về chủ đề này của Bs Đàm Ngọc Anh, tại mục “Góc chia sẻ “ của Web CLB này


Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che