Những điều không ngờ khiến bạn tiêu tiền mất kiểm soát
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1728
Hôm qua: 4530
Tổng số: 8827992
 

 
 

Cập nhật lúc: 12/18/2017 11:05:27 AM
Nhiều người cố giảm chi phí đi lại, hạn chế tiền ăn, chỉ mua đồ khi giảm giá nhưng vẫn chẳng tiết kiệm được mà không hiểu vì sao.

Theo Singsaver, bạn cần tránh những yếu tố dưới đây nếu muốn tích lũy được nhiều tiền bạc:

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm. Đó là vì, khi thiếu ngủ, não bạn nghiêng về việc mạo hiểm hơn và dễ quyết định bốc đồng. Phần trong não dự đoán các kết quả tích cực (chẳng hạn như trúng số hay trả xong nợ) trở nên linh hoạt hơn. Phần não đo lường các kết quả tiêu cực trở nên chậm chạp hơn. Hệ quả là, bạn dễ thực hiện các việc mạo hiểm mà bình thường sẽ không làm. 

Một ảnh hưởng khác của thiếu ngủ là mất đi sức mạnh ý chí. Bạn sẽ khó cưỡng lại các cám dỗ - chẳng hạn như ra ngoài ăn thay vì tự nấu hay thuê người cung cấp dịch vụ hơn là tự làm - khi đang mệt mỏi.

nhung-dieu-khong-ngo-khien-ban-tieu-tien-mat-kiem-soat

Ảnh minh họa: The College Investor.

Nhầm lẫn giữa chắt bóp với với tiết kiệm

Đây là một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất: Bạn ăn đồ rẻ tiền, bớt chi phí di chuyển và chỉ mua đồ khi có giảm giá. Bạn đang cắt giảm chi tiêu. Và khi đó, việc tiết kiệm của bạn dường như không hề tốt hơn. Tại sao vậy? Lý do là chúng ta rơi vào bẫy tinh thần khi nhầm lẫn chắt bóp với tiết kiệm. Chẳng hạn: Khi bạn dùng mã giảm giá để bớt được 30.000 tiền đi Grab taxi, bạn tiết kiệm được 30.000? 

Câu trả lời thực tế là không. Nó sẽ chỉ được coi là tiết kiệm nếu sau đó bạn để số tiền này vào tài khoản riêng. Nhưng thường chúng ta không làm vậy mà dùng 30.000 đó để mua một món gì khác. Dè sẻn giúp bạn cắt giảm chi phí nhưng không hẳn là tiết kiệm.

Ăn mặc xềnh xoàng

Các nghiên cứu cho thấy mặc đẹp, lịch sự thúc đẩy sự tự tin và lòng tự trọng của bạn. Quan trọng hơn, các nhà khoa học khẳng định khi diện đồ như một người đầy uy quyền, bạn cải thiện kỹ năng tư duy trừu tượng, có tham vọng và tầm nhìn xa. Bạn sẽ có khả năng dự đoán tốt hơn về ảnh hưởng từ các khoản mua sắm, giá cả. Bạn không dễ bị rơi vào những chiến dịch quảng cáo và biết dùng tiền khôn ngoan. Vì vậy, lần sau, khi muốn đưa ra một quyết định tài chính lớn, hãy nhìn vào hình mẫu những ông chủ và thử mặc như họ xem sao.

Cảm xúc bất an

Khi cảm thấy bất an về điều gì đó hay thiếu tự tin, bạn thường dễ phóng tay chi tiền. Mặc dù các nhà tâm lý chưa thể xác định chính xác lý do, họ đưa ra hai khả năng giải thích: Thứ nhất, bạn tiêu tiền để "mua" cảm giác yên tâm. Chẳng hạn, nếu căng thẳng lúc làm việc vì hay bị sếp mắng, bạn dễ mua nhiều thực phẩm hơn, đến mức ăn quá nhiều. Đó là vì bản năng sinh tồn bên trong bạn được kích hoạt. Nó đang cố gắng tích trữ năng lượng cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở não bộ. 

Khả năng thứ hai đơn giản là sự đánh lạc hướng. Quá trình mua đồ mới khiến cảm xúc của bạn phấn chấn, vì vậy bạn sẽ quên đi những nỗi lo lắng của mình. Cuộc chạy trốn này là một cơn nghiện và bạn ngày càng tiêu nhiều hơn cho "giải pháp mua sắm" để tránh đương đầu với các vấn đề. Chìa khóa là hãy tìm một cách giải tỏa thay thế (mà không tốn kém) như đi bơi, chơi nhạc, vẽ... 

Bảo Ngọc

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che