Sinh hoạt CLB,ngày 24-10-2015
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1466
Hôm qua: 1745
Tổng số: 8928469
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/31/2015 12:19:20 PM
 Chủ đề " Giới thiệu Phương pháp bấm huyệt  chữa bệnh không dùng thuốc : Thập thủ đạo-tinh hoa bấm huyệt VN" từ Hôi Thập thủ đạo,Đông y thành phố HN Diễn giả : Hội Thập thủ đạo ( thuộc Hội Đông Y thành phố HN)
                1. Chủ tịch : Lương y Lê Minh
                 2. Phó CT : Bs Thầy thuốc ưu tú Lê đình Hà (nguyên PGĐ BV Y học cổ truyền
                 3. Phó CT : Bs Đàm Ngọ
                 4. Cùng một số hội viên Hội Thập thủ đạo

Kỳ sinh hoạt thứ 30, CLB đã mời Hội Thập thủ đạo đến &trực tiếp chữa bệnh rất nhanh & hiệu quả-không sử dụng thuốc..cho hội viên CLB, như một số bệnh khá phổ biến : vẹo cổ, đau vai gáy,đau lưng,thần kinh tọa,đau đầu gối, chóng mặt, hội chứng tiền đình huyết áp cao, huyết áp thấp…

Hội viên CLB tham gia rất tích cưc , trao đổi & giao lưu với các diễn giả và đã thấy có kết quả bước đầu của phương pháp Thập thủ đạo này,,nên sẽ đăng ký chữa trị theo phương pháp này qua Chương trình đào taọ cộng động của Hội


THẬP THỦ ĐẠO - HUỲNH THỊ LỊCH :TINH HOA BẤM HUYỆT VIỆT NAM
( Trích lược tài liệu của Hội Thập thủ đạo, được đưa vào file “Góc chia sẻ”của web CLBvà phát cho hội viên CLB theo nhu cầu)

Người dân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ từng truyền tụng về Lương y Huỳnh Thị Lịch là “Thánh y” bấm huyệt chữa bệnh. Khối kiến thức và “bí kíp” độc đáo về bấm huyệt Thập thủ đạo đã được tập hợp khá đầy đủ, nhưng vẫn chưa trở thành chính thống trong y học. Cụ Lịch có nhiều truyền nhân, nhưng các học trò công khai chỉ sử dụng môn này không nhiều, chủ yếu là kết hợp trong thực hành chữa bệnh với các phương pháp khác. Từ khi Cụ mất (2007), thân thế, sự nghiệp của Cụ cũng trở nên bí ẩn bởi hầu như học trò chỉ nghiên cứu, ít thực hành hoặc âm thầm thực hành mà không quảng bá.
Từ năm 2012, Thập thủ đạo trở lên dậy sóng được nhiều người biết đến và ứng dụng do nhu cầu chữa bệnh không dung thuốc tăng cao, sự phát triển của công nghệ thông tin internet, nhất là công nghệ PR từ những người khởi xướng làm sống lại phương pháp bấm huyệt độc đáo này. Từ đó hình thành 3 hướng nghiên cứu và ứng dụng chính là:
  1. Hội Thập thủ đạo mà Lương y Lê Minh là chủ tịch, người trực tiếp thừa kế từ Cụ Lịch, tập hợp những người làm đông y phát triển Thập thủ đạo như một tinh hoa bấm huyệt Việt Nam phục vụ cộng đồng; Hội được thành laapjnawm 2012
   2. Thập chỉ đạo theo hướng gắn liền kiến thức đông y Trung quốc và
   3. Thập chỉ liên tâm-liệu pháp y mao mạch phương tây phổ biến rộng rãi cho cộng đồng tự chăm sóc sức khỏe.

  Lương y Lê Minh và Tiến sĩ Y khoa Trần Thống Nhất đã giới thiệu bộ môn bấm huyệt Thập Thủ Đạo và phổ biến ra toàn thể cộng đồng. Ngay lập tức phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc Thập thủ đạo đơn giản, dễ học, dễ ứng dụng và hiệu quả đã thu hút rất nhiều người học.
Máu là gốc của sự sống. Bộ phận nào trên cơ thể ít được bơm máu, hoặc không được máu nuôi dưỡng thì sẽ là “điểm đen ” trong cơ thể sống và thành bệnh. Bí thuật của Thập thủ đạo là dùng phối hợp các khóa và cách bấm huyệt kích thích hệ tuần hoàn dẫn máu đến đúng những “điểm đen; phục hồi dần dần tuần hoàn của vùng đó để chữa bệnh” (lý giải vì sao có thể bấm huyệt cho người teo cơ, bại liệt khỏe lại, người bị điếc nghe được, bị câm nói được…). Tuy Thập thủ đạo kỳ diệu, nhưng theo cơ chế trên thì không phải bệnh nào bấm huyệt cũng khỏi, mà hiệu quả nhất là bệnh liên quan đến việc lưu chuyển máu kém.
    Ông Lê Minh đã kiên nhẫn “cầm tay, chỉ việc” dạy từng người tự khai thông các huyệt đạo, làm nóng ấm cơ thể… và tự chữa một số bệnh thông thường rất hiệu quả… Vì vậy Thập thủ đạo đã lan truyền mạnh thành phong trào từ mấy năm nay ở Hà Nội. Lương y Lê Minh đã 78 tuổi, ông rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Đôi tay ông săn chắc, các ngón cứng như thép. Cứ một tay ông khóa huyệt, tay kia bấm lần lượt các huyệt đạo dẻo thoăn thoắt trên cơ thể bệnh nhân. Chỉ ít phút là các triệu chứng đau cổ vai gáy, cột sống, viêm khớp, cảm cúm…thuyên giảm. Nhiều trường hợp bệnh nặng mãn tính như mất ngủ, bại liệt, cứng khớp, viêm quanh khớp vai… cũng được giảm dần và khỏi hẳn. Lương y Lê Minh kể, có người bị đau cứng cổ vai gáy chữa trị rất nhiều nơi từ 20 năm nay không khỏi, nhưng tới ông chỉ khai thông 12 huyệt cơ bản, bấm một số huyệt… sau 3 lần chữa anh ta đã khỏi các triệu chứng, khiến vợ anh vất vả bao năm đưa chồng đi bệnh viện đã trào nước mắt vì cảm phục.
Ông Lê Minh có khá nhiều bệnh nhân ngoại quốc, đáng chú ý là bệnh nhân người Anh (lấy vợ Việt và đang làm việc ở Nam Định) mùa đông nào cũng “bắt” vợ đưa lên Hà Nội, leo lên căn gác phố cổ để được “đôi bàn tay kỳ diệu” của ông Lê Minh chữa trị. Anh ta còn thích thú giới thiệu các đồng hương đến chữa bệnh “kiểu Việt Nam”… Học trò của ông Lê Minh từ nước ngoài về thụ giáo rồi đem Thập thủ đạo ra nước ngoài mưu sinh. Đặc biệt ông Lê Minh đang truyền dạy Thập thủ đạo cho một số người mù học nghề để họ giúp đời và có thêm thu nhập.

Nét độc đáo của Thập thủ đạo
Theo Tiến sĩ Trần Thống Nhất, Thập thủ đạo có nhiều điểm rất độc đáo so với các phương pháp chữa bệnh khác. Nó không sử dụng các huyệt châm cứu thông thường. Ngay những kiến thức tây y thuần tuý cũng khó giải thích, nhưng đã điều trị chứng hen suyễn, cao huyết áp, mất ngủ... rất hiệu quả.
- Đầu tiên Thập thủ đạo bắt buộc học trò khai thông huyệt đạo (tùy theo sức khỏe của
bệnh nhân) để khởi động cho cơ thể chịu sự bấm huyệt, không gây phản xạ co cứng cơ. Nếu người bệnh tăng xông (huyết áp ) thấp thì phải bấm để đẩy lên, còn tăng xông cao thì lại bấm để đưa xuống. Có bấm huyệt đúng thì bệnh nhân mới không bị ngất.
- Nét khác biệt nữa là người chữa một tay bấm thì tay kia luôn giữ khoá huyệt (như
bấm nốt đàn), tay kia bấm huyệt (như gẩy dây đàn). Có khoảng 40 loại khóa trong đó 4 loại khoá chính là khoá hổ khẩu (cổ tay), khoá khô khốc (cổ chân), khoá cơ bản (ngón tay), khoá bí huyền (đầu gối). Khoá nhằm tăng cường hoặc hãm phanh các kích thích và cho phép tăng cường khí huyết đến vùng bệnh đúng theo ý của người chữa bệnh và vừa sức với bệnh nhân.
- Đặc biệt Thập thủ đạo sử dụng các huyệt hồi sinh (bắt nguồn từ Ấn Độ) để trợ sức,
có tác dụng cấp cứu. Nếu bệnh nhân yếu, có thể dùng thủ pháp Biến điện - dùng ngón cái bấm, hoặc day trên một số huyệt trong một thời gian nhất định với tâm niệm “tập trung truyền sinh lực vào người bệnh”. Biến điện chỉ được dùng khi người chữa thực sự khoẻ mạnh. Sau vài động tác bấm nhẹ nhàng mặt bệnh nhân đã túa mồ hôi, đỏ bừng như chạy thể dục.
Tuy các thủ pháp day - bấm rất “nhẹ nhàng”, nhưng cụ Lịch đã phải học mất 12 năm. Còn các truyền nhân thì rất dày công học vận khí lực để bấm trúng huyệt mà không đau mới chữa được bệnh.
    Gần đây, Hội Thập thủ đạo đã sưu tầm và dựng nhiều clip dạy học trò hiểu rõ về cơ thể người, về cơ xương khớp và vận hành tuần hoàn… và trực tiếp quay các clip hướng dẫn bấm huyệt đưa lên mạng internet để giúp học viên vận dụng chữa bệnh tốt hơn, đồng thời cho mọi người thấy môn bấm huyệt Thập thủ đạo rất khoa học, chứ không dị đoan như suy nghĩ của một số người
Theo Lương y Lê Minh, Thập thủ đạo sử dụng vọng, văn, vấn, thiết của Đông y để chẩn bệnh :
     Vọng là quan sát hình thái, sắc mặt…
      Văn là nghe tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở…
      Ngửi là ngửi khí vị (ngửi hơi thở, mồ hôi…)
      Vấn là hỏi (để biết họ nóng, lạnh, vị trí đau…)
      Thiết là sờ nắn (bụng, lòng bàn chân, tay, vùng bị bệnh, bắt mạch…)
nhằm đánh giá thể trạng rồi mới chẩn bệnh. Ai yếu, hoặc bệnh không quen chữa thì không nên nhận; Nếu mạch khoẻ, bấm không sợ bệnh nhân ngất xỉu thì mới nhận chữa. Vừa bấm huyệt, vừa bắt mạch và theo dõi tác dụng của bấm có chuyển biến sắc mặt không, từ đó điều chỉnh cường độ và trường độ bấm huyệt.
     Lương y Lê Minh sử dụng nhiều về mạch. Ông giải thích rằng, trong Tây y đếm mạch nhanh - chậm, Đông y ngoài việc chẩn mạch rất phức tạp họ còn dựa vào tĩnh mạch ở ngón tay (chỉ văn) để chẩn bệnh.
     Thập thủ đạo dựa vào vị trí di lệch của ven để xem xét các hình dạng ứ đọng máu của các tĩnh mạch để suy ra vùng tổn thương. Lý luận dẫn máu của Thập thủ đạo cũng đặc biệt: Dồn máu xuống, đưa máu lên (thay máu ở vùng bệnh) và dùng thủ thuật bấm huyệt day, xoa, nắn cho khối cơ di chuyển, dẫn máu xuống chỗ trũng, giảm sưng cứng.
Nét độc đáo nữa ở chỗ bấm từ đầu ngón chân, ngón tay cho các cơ di chuyển, co giật hoặc bấm huyệt bên chi lành để chữa bên chi liệt, nhằm để đẩy máu và hiệu quả rất tốt (chứ ít day bấm xoa bóp tại chỗ gây đau, khó làm).

Một kỳ sinh hoạt CLB rất bổ ích & và được hội viên CLB thích thú
 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che