Cập nhật lúc:
12/12/2018 12:52:37 PM
Tổ chức từ ngày 9 -16/12/2018 Hại hải Dương
Sở NN & PTNT Hải Dương đã tổ chức Phiên chợ Nông sản an toàn tỉnh Hải Dương năm 2018 trong khuôn viên của Hội chợ Tự hào hàng Việt Nam và sản phẩm làng nghề Hải Dương 2018
.
Tham gia có 17 gian hàng nông sản, rau-củ-quả, thịt cá..Các sản phẩm trưng bày được test nhanh kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàn the. Sản phẩm sạch, an toàn mới được bày bán cho người tiêu dùng.
CLB Phụ nữ với tiêu dùng đã được mời tham dự Phiên chợ
Hải Dương là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí trung tâm giao thông, giao thương của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Diện tích tự nhiên 1.662 km²; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 86.180 ha, trong đó 62.800 ha đất chuyên trồng lúa, 19.500 ha đất trồng cây lâu năm, còn lại đất trồng cây hàng năm khác. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt.. Dân số của tỉnh trên 1,7 triệu người ,trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 40%.
- Sản xuất lúa: Sản xuất 2 vụ lúa/năm, diện tích 58.000 ha/vụ, năng suất lúa bình quân cả năm 61 tạ/ha/vụ, sản lượng 710.000 - 720.000 tấn, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu an ninh lương thực trong tỉnh và một phần khoảng 100.000 tấn cung cấp hàng hóa ra tỉnh ngoài và xuất sang Trung Quốc. Việc tiêu thị lúa gạo tương đối thuận lợi.Diện tích lúa chất lượng cao, gạo ngon (BT7, Nếp cái Hoa Vàng, P6, BC15…) chiếm 65%
- Sản xuất rau màu: Tổng diện tích cây rau màu 3 vụ trong năm 41.000 ha. Các vùng sản xuất cây rau chủ lực: hành củ ; hành lá; cà rốt ; khoai tây ;su hào, cải bắp, suplơ ; dưa hấu, dưa lê ; cà chua; bí xanh, củ đậu.
- Cây ăn quả lâu năm: sản lượng 207.000 tấn. Cây trồng chủ lực hàng hóa là vải, ổi, na. Cây Vải- sản lượng 50.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh. Vải Thiều Thanh Hà, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ cấp Chỉ dẫn địa lý năm 2007; Cây Ổi - sản lượng 45.500 tấn; Cây Na- sản lượng 15.800 tấn.
- Chăn nuôi: Chuyển dịch theo hướng tập trung ứng dụng công nghệ cao, đã có nhiều cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại qui mô lớn. Tổng đàn lợn có 581.300 con; đàn gia cầm có 11 triệu con, trong đó đàn gà có 8,7 triệu con; đàn trâu có 4.200 con, đàn bò có 20.900 con; sản lượng thịt hơi các loại 128.800 tấn, trứng gia cầm các loại đạt 350 triệu quả.
- Thuỷ sản: sản lượng thuỷ sản đạt 71.500 tấn. Toàn tỉnh có 359 hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông, với gần 3.600 lồng nuôi, đối tượng thủy sản nuôi lồng chủ yếu các loại đặc sản là Diêu Hồng, cá Lăng, cá Trắm giòn, Chép giòn. Sản lượng cá lồng đạt gần 6.500 tấn.
Sản xuất nông sản an toàn, chứng nhận VietGAP
-Trồng trọt: Toàn tỉnh có 60 cơ sở sản xuất rau củ quả an toàn được cấp giấy chứng nhận VietGap, sản lượng sản xuất hàng năm 18.000 tấn rau củ quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp chủ yếu cho các hệ thống siêu thị lớn, cửa hàng nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh và phục vụ cho xuất khẩu
.
Trong đó, rau, củ có 11 cơ sở sản xuất- sản lượng 8.500 tấn; sản xuất trái cây an toàn có 5 loại quả đã được chứng nhận VietGAP tại 49 cơ sở- sản lượng hàng năm cung ứng ra thị trường 9.500 tấn. Bao gồm :quả vải-20 cơ sở, ổi-8 cơ sở , na-4 cơ sở, cam 3 cơ sở, bưởi -1 cơ sở. Có gần 132 ha tại 13 vùng được cấp mã số xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU, sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu 450 tấn. Ngoài ra, hầu hết, diện tích rau, quả của tỉnh tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông dân được tập huấn, sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP. Hàng năm, hàng vụ lấy mẫu giám sát đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chăn nuôi: Toàn tỉnh có 48 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGap, quy mô 300 – 3.000 con lợn thịt/cơ sở, sản lượng 4.300 tấn và 1.000 tấn thịt gà đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 7.200 cơ sở ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
- Thủy sản: Có 171 ha, tại 02 cơ sở cá chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, sản lượng 1.700 tấn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.