cũng cho biết, tuổi thọ trung bình đạt 83,6; xếp thứ hai thế giới chỉ sau HongKong (84). Song từ năm 2015 trở về trước, tuổi thọ xứ Phù Tang đứng đầu bảng suốt nhiều năm liền.
Người Nhật không chỉ sống thọ, mà còn khỏe mạnh. Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ở mức thấp. Ví dụ như tỷ lệ chết do đột quỵ, theo xếp hạng của World Health Ranking năm 2014, đứng thứ 152 trên tổng số 174 quốc gia.
Dưới đây là những bí quyết sống được thế giới công nhận:
Ẩm thực lành mạnh
Bữa ăn thường ngày được người Nhật nâng tầm lên thành văn hóa ẩm thực bao đời nay. Súp miso, natto (đậu tương lên men), sushi, gỏi cá sashimi... là những món ăn truyền thống được ưa chuộng. Họ chỉ thích ăn cá, rong biển, rau củ nhiều chất xơ, trái cây, đậu phụ... Thực phẩm phải tươi sống, nêm nếm ít gia vị, hạn chế chất béo để ngăn ngừa ung thư, huyết áp và tim mạch.
Năm 2005, Chính phủ Nhật Bản còn vạch ra bản hướng dẫn chế độ ăn cho cả nước thực hiện. Trung tâm Y tế Toàn cầu ở Tokyo đã theo dõi 80.000 dân số 45-75 tuổi tuân thủ chế độ ăn này trong 15 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong giảm hơn 15%.
|
Bữa sáng truyền thống với cá, natto, súp miso...
|
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Cách người Nhật sửa soạn bữa ăn cũng là yếu tố then chốt giúp cải thiện sức khỏe. Thay vì đặt trên đĩa lớn, họ thường bày biện đủ món vào bát nhỏ. Người Nhật rất coi trọng bữa đầu tiên trong ngày, vì họ quan niệm sáng ăn cho mình, trưa cho bạn, tối cho kẻ thù. Công thức điển hình gồm một bát cơm, súp, cá hoặc thịt, 2-3 đĩa rau củ quả.
Người Nhật có hai nguyên tắc vàng trong ăn uống. Đầu tiên là mùa nào thức nấy, để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp những thực phẩm tươi ngon nhất. Thứ hai là không ăn quá no, cho dù ngon miệng vẫn chỉ nạp 80% khả năng của mình, nhằm giảm tải cho hệ tiêu hóa.
Chăm chỉ đi bộ mỗi ngày
Ở Nhật Bản, đi bộ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng. Mỗi ngày, họ đi bộ hoặc đạp xe cả quãng đường dài từ nhà ra bến xe, tàu điện ngầm. Người Nhật ưa chuộng các phương tiện di chuyển công cộng, nhằm nâng cao sức khỏe, giảm áp lực lên giao thông đô thị.
Người dân xứ Phù Tang cũng duy trì thói quen làm việc nhà, trồng vườn, chạy bộ mỗi ngày, chơi các môn thể thao vào cuối tuần. Nghiên cứu mới đây đăng trên tờ Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với bình thường. Một cụ già 80 tuổi người Nhật hiện giữ kỷ lục về người cao tuổi nhất chinh phục đỉnh Everest.
Người Nhật có tinh thần tập thể dục thể thao cao. Ảnh: CNN
Du khách đến Nhật Bản có thể "sốc", khi thấy quán karaoke ở khắp mọi nơi. Năm 2010, ngành công nghiệp karaoke mang lại 10 tỷ USD cho nước Nhật, cao gấp 4 lần ngành phim ảnh (2,66 tỷ USD). Thú vui hát karaoke xả stress phủ sóng khắp đất nước mặt trời mọc. Một nghiên cứu trên 20.000 đàn ông do Đại học Osaka và Đại học Y khoa Ehime thực hiện cho thấy, hát karaoke giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch. Hát karaoke xả stress
Khám sức khỏe đều đặn
Chương trình khám sức khỏe miễn phí hàng năm là nỗ lực phòng chống đột quỵ của Nhật Bản, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận. Vào thế kỷ 20, đột quỵ được mệnh danh là kẻ giết người số một ở xứ Phù Tang. Song kể từ năm 1960, số cơn đột quỵ đã giảm hơn 85%.
Ở Nhật Bản, các đợt khám sức khỏe định kỳ được tổ chức thường xuyên. Mọi trường học, doanh nghiệp phải đảm bảo học sinh và nhân viên tham dự đầy đủ. Người cao tuổi được tình nguyện viên đến tận nhà nhắc nhở đi khám bệnh miễn phí. Ngoài ra, chính phủ còn tạo cơ hội cho người có thu nhập thấp được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế.
Tin dùng dược liệu thiên nhiên
Giống như đồ ăn thức uống, người Nhật tin dùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên. Những người mắc bệnh tim mạch hay sử dụng sản phẩm dự phòng chiết xuất từ hạt đậu nành lên men. Đây cũng là món ăn được người dân Nhật Bản ưa chuộng suốt 1.200 năm qua. Chúng chứa enzym nattokinase với 275 loại acid amino, có công dụng phòng ngừa đột quỵ.
Loại enzym này được được Tiến sĩ Sumi Hiroyuki (Đại học Chicago), nhà nghiên cứu vi sinh học nổi tiếng Nhật Bản phát hiện vào năm 1980. Nattokinase làm tan các tơ huyết, ngăn hình thành huyết khối (cục máu đông) trong cơ thể. Tạp chí NBI Health (Mỹ) từng ghi nhận, có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới nói về công dụng tan cục máu đông của nattokinase.
An San