Tổng bí thư: ‘Mỗi cặp vợ chồng nên có hai con’
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 741
Hôm qua: 2203
Tổng số: 8736715
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/12/2017 9:19:10 AM
 Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa 12 ngày 11/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và biến đổi khí hậu, thay đổi về điều kiện, lối sống, môi trường sống và làm việc, môi trường sinh thái... đã và đang dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về mô hình gia đình, kết hôn, ý thức và khả năng sinh sản, tăng nhanh quá trình di cư... Chính sách hạn chế mức sinh kéo dài, rộng khắp cả nước cũng bắt đầu phát sinh những hệ lụy cần sớm được khắc phục, đòi hỏi phải có những đổi mới công tác dân số.

 

tong-bi-thu-moi-cap-vo-chong-nen-co-hai-con

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP.

Tổng bí thư cho rằng cần duy trì ổn định vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Việt Nam cũng duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với tình trạng già hóa dân số. Ngoài ra phải nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số phù hợp với quá trình phát triển…

Người đứng đầu Đảng cũng nhấn mạnh vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh và nuôi dạy con tốt để duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước với quy mô dân số hợp lý (khoảng 104 triệu người vào năm 2030). Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp; ngăn ngừa tư tưởng, tâm lý không hạn chế số lần sinh con.

“Coi công tác dân số và phát triển là nhiệm vụ của toàn dân. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số”, Tổng bí thư nói.

Ban chấp hành Trung ương đánh giá Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt và duy trì được mức sinh thay thế; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; tầm vóc và thể lực của người Việt Nam từng bước được cải thiện. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm ba cm; tuổi thọ trung bình tăng từ 65,3 tuổi lên 73,4 tuổi (cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người). Việt Nam được thế giới đánh giá là điểm sáng về công tác dân số.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết nghị thông qua nội dung cơ bản của một số văn kiện, trong đó có nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới. Trước đó, Bộ Y tế đề xuất ba phương án điều chỉnh mức sinh: Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt, vận động mỗi cặp vợ chồng sinh hai con, nơi sinh nhiều vận động sinh ít, nơi sinh thấp thì vận động nâng mức sinh lên. Phương án nữa là tiếp tục chính sách sinh ít hơn hai con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con. Phương án còn lại là cho đẻ thoải mái.

Hiện Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già, sớm hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Trong khi các nước phải mất 70-80 năm thậm chí cả 100 năm để chuyển sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam chỉ mất khoảng 20 năm. Trong khi đó mức sinh con ở Việt Nam ngày càng giảm, khu vực thành thị có những địa phương tỷ suất sinh rất thấp, chỉ 1,4-1,7 con trên một phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ngoài ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng ở mức báo động, với bình quân 113 bé trai trên 100 bé gái. Tình trạng già hóa dân số khiến Việt Nam đứng trước những khó khăn thách thức trong tương lai như thiếu hụt lực lượng lao động, mất cân bằng giới trong cộng đồng, gánh nặng chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi...

Phương Trang

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che