40 năm buông lỏng khoáng sản: Doanh nghiệp hưởng lợi, dân nghèo đi
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 3209
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8888447
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/10/2013 6:33:27 AM
 Giấy phép cấp cho khai thác khoáng sản khá lớn, trong khi quản lý yếu kém khiến hoạt động này đang bị buông lỏng, gây ra nhiều thiệt hại và hiệu quả đem lại thấp.  Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, tính đến tháng 5/2013, cả nước có 79 giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; 503 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan trung ương cấp còn đang hoạt động, chưa kể 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh, thành cấp.
Chỉ doanh nghiệp lợi
Phát biểu tại Hội thảo "Quản trị tài nguyên khoáng sản; Việt Nam đang ở đâu", ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động khoáng sản Bộ TN&MT, cho biết, chỉ 30-40% số DN, tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản báo cáo định kỳ, song ngay cả thông tin trong báo cáo cũng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Hậu quả, Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của DN, đồng nghĩa với việc không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản, nguồn lực phát triển đất nước. Từ đó, khó kiểm soát nguồn thu ngân sách.
Về phía quản lý, Luật Khoáng sản đã được ban hành từ năm1996, đến 2005 có sửa đổi bổ sung lần thứ nhất và tới 2010 bổ sung sửa đổi lần thứ 2, có hiệu lực từ 1/7/2011. Nhưng đã hơn 2 năm qua, các văn bản hướng dẫn dưới luật vẫn chưa có, vì thế các hoạt động vẫn tuân thủ theo luật năm 2005 là chủ yếu.
Ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy Ban kinh tế Quốc hội, cho biết, sau khi khảo sát ở nhiều nơi khai thác khoáng sản, các đại biểu QH nhận thấy ở đâu có hoạt động khai thác khoáng sản thì ở đó môi trường bị tàn phá, hạ tầng yếu kém dần và đời sống người dân nghèo đói.
Trừ than đá và dầu khí có đóng góp lớn, hầu hết các khoáng sản khác không mang lại lợi ích cho người dân, ngược lại còn tàn phá thêm. Theo số liệu, các loại khoáng sản khai thác được có đóng góp rất thấp, chỉ chiếm mức 5% trong tổng số 11% tài nguyên khoáng sản đóng góp vào GDP hàng năm.
Công tác quy hoạch khoáng sản đến giờ phút này chưa đạt mục tiêu, chưa khẳng định cụ thể được trữ lượng từng loại khoáng sản, chủ yếu là dự báo. Không có con số chính thức thì khó quy hoạch và quản trị được. Quản trị tài nguyên khoáng sản phải mang lại lợi ích cho người dân, vậy nhưng dân vẫn nghèo thì tài nguyên đi đâu?
Ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kể rằng trong chuyến làm việc tại Tuyên Quang, lãnh đạo tỉnh cho biết có DN khai thác tại địa phương mỗi năm chỉ nộp ngân sách 5 tỷ đồng, nhưng con đường đi qua khu mỏ đó thì bị hỏng nặng. Tỉnh lại phải bỏ ra 30 tỷ đồng để sửa chữa. "Hiện các hoạt động điều tra thăm dò cơ bản chưa tốt, cấp phép có vấn đề, quản lý giám sát bị buông lỏng gây tác động tiêu cực đến môi trường và hiệu quả kém", ông Túc nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, cho rằng tình trạng trên là do khai thác khoáng sản hiện không hài hòa ích. Chúng tađược bài toán công bằng về kinh tế - xã hội - môi trường. Ở Việt Nam, DN khai thác khoáng sản đang hưởng lợi nhiều nhất nhưng trách nhiệm xã hội lại thấp. 
40 năm buông lỏng khoáng sản: Doanh nghiệp hưởng lợi, dân nghèo đi (1)
Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng ở những nơi được cấp phép khai thác khoáng sản
Buông lỏng gần 40 năm?
TS. Lê Đăng Doanh nhìn nhận, có vấn đề lợi ích nhóm trong khai thác khoáng sản. Bộ TN&MT cấp phép ít nhưng địa phương cấp phép nhiều. Đặc biệt nhiều mỏ, nếu xét về tổng thể là mỏ lớn, phải được Trung ương đồng ý, nhưng người ta lách luật bằng cách chia nhỏ ra để địa phương cấp.
Năng lực giám sát yếu, pháp luật chưa hoàn thiện đang làm cho tài nguyên chảy vào túi một nhóm người chứ không phải là tất cả. Khai thác khoáng sản vừa làm cho người dân phải chịu ô nhiễm môi trường, đói nghèo, trong khi tài nguyên bị lấy đi thì khai thác để làm gì, cho ai - ông Doanh nghi vấn.
Nói về năng lực giám sát, ông Lại Hồng Thanh đánh giá hiện 2 năm mới thanh kiểm tra 1 lần, nội dung kiểm tra cũng rất chuyên sâu cần phải có các phương tiện và thiết bị chuyên dụng mà thực tế chưa đáp ứng được. Các chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Chuyên gia kinh tế Lê Văn Cương cho rằng có 2 điểm yếu kém trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đó là luật pháp chưa hoàn chỉnh và giám sát kém. Từ khi đất nước thống nhất (năm 1975) đến nay đã 38 năm, vậy mà luật pháp vẫn chưa hoàn chỉnh. Nguyên nhân do đâu, ông đề nghị phải mổ xẻ đến cùng, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ban hành hệ thống văn bản liên quan, trách nhiệm cá nhân ra sao? Vì sao chỉ có 30-40% DN báo cáo định kỳ khai thác, số còn lại xử lý như thế nào? Tại sao lại thả nổi như vậy? "Cần phải truy đến cùng vấn đề này, không thể cứ để kéo dài mãi được", ông cương quyết.
Theo Báo cáo về chỉ số quản trị tài nguyên năm 2012, đánh giá sự minh bạch và trách nhiệm của ngành khai thác khoáng sản tại 58 quốc gia, do Viện giám sát nguồn thu quốc tế công bố, Việt Nam xếp thứ 43, với 41 điểm trên thang điểm 100, thuộc nhóm yếu kém về quản trị tài nguyên. Trong đó tiêu chuẩn quy định về pháp chế, pháp luật xếp thứ 27 là thứ hạng cao nhất nhưng vẫn thuộc nhóm không tốt. Còn các tiêu chuẩn khác như: công khai thông tin, xếp thứ 40, đặc biệt là tiêu chuẩn về năng lực kiểm tra giám sát xếp thứ 50, đứng gần cuối bảng. 
Theo Trần Thủy
VEF
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che