8 loại cá bạn nên ăn đúng cách nếu không muốn bị ngộ độc
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1464
Hôm qua: 4020
Tổng số: 8926722
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/29/2017 11:40:44 AM
 Bạn nên cẩn trọng khi ăn cá trê, cá ngừ, cá kình... vì chúng chứa nhiều thủy ngân và hormone tăng trưởng.
Cá là thực phẩm ngon, dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt, có một số loài cá làm tổn hại đến sức khỏe nếu bạn ăn không đúng cách.
Theo Bright Side, có 8 loại cá bạn nên ăn ít hoặc tuyệt đối không ăn.
Cá trê
Cá trê có thể tăng trưởng đến kích thước đáng kể. Để chúng phát triển nhanh, nhiều người nuôi cá cho chúng ăn hormone, đặc biệt là với cá nhập khẩu từ các nước châu Á. Cá trê trong tự nhiên thường nhỏ hơn, ít nguy hiểm và dinh dưỡng hơn so với cá trê nuôi.
Cá thu

Cá thu dễ nhiễm thủy ngân. Khi ăn cá thu, cơ thể người nhiễm thủy ngân mà lại khó đào thải, gây ra nhiều bệnh tật. Cá thu Đại Tây Dương là loại ít nguy hiểm nhất trong các loại cá thu. Bạn nên cẩn trọng khi mua cá thu và chế biến để không bị ngộ độc thủy ngân.
Mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 200 g cá thu, còn trẻ em là 100 g.
Cá ngừ
Cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Ngoài ra, một số cá ngừ không được đánh bắt trong tự nhiên mà nuôi ở các trang trại, được cho ăn bằng kháng sinh và hormone.
Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 100 g cá ngừ, còn trẻ em không nên ăn.
Cá rô phi
Rô phi không có nhiều axit béo lành mạnh trong khi nồng độ chất béo có hại cao gần bằng mỡ lợn. Tiêu thụ quá nhiều cá rô phi dẫn đến tăng mức cholesterol và làm cho cơ thể dễ bị dị ứng.
Những người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm khớp được khuyến cáo không nên ăn cá rô phi.
Lươn

Lươn chứa rất nhiều chất béo và dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp trong nước, trong đó có thủy ngân.
Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 300 g lươn, còn trẻ em là 200 g.
Cá kình
Loài cá này nhiều lần bị phát hiện nhiễm thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nam giới chỉ nên ăn 100 g trong một tháng. Cá kình không được khuyến khích dành cho phụ nữ và trẻ em.
Cá vược
Cũng giống như cá kình, loại cá này chứa một lượng thủy ngân lớn, nên được khuyến cáo không nên ăn nhiều.
Định mức ăn an toàn: Người lớn chỉ nên ăn 200 g, còn trẻ em là 100 g.
Cá đô la
Loại cá này chứa gempylotoxin - chất sáp mà không bị chuyển hóa. Nó không làm hại gì nhiều cho cơ thể nhưng có thể gây khó tiêu. Để giảm lượng gempylotoxin, nên chế biến cá bằng cách chiên hoặc nướng. Những người có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn cá đô la.
Cách chọn cá tươi

- Cá tươi luôn có vảy và mắt sáng. Bạn cầm con cá lên và quan sát, nếu cá ươn sẽ có đuôi hạ thấp xuống một cách yếu ớt, vây khô và có màu xám thay vì màu đỏ sáng.
- Khi mua cá sống từ bể, hãy đảm bảo nước bể trong sạch và đặc biệt nên chọn cá đang bơi ở đáy bể chứ không ở gần bề mặt nước.
- Khi mua cá hồi, hãy chọn những miếng cá có vân màu trắng. Nếu miếng cá hoàn toàn màu đỏ, nhiều khả năng nó đã bị nhuộm màu.
- Ngoài ra, đừng chọn cá có các đốm sáng trên da bởi chứng tỏ nó đang trong mùa sinh sản nên thịt rất nhạt.

 

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che