Ai chẳng muốn một cuộc sống an nhàn
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 627
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8885865
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/13/2013 7:06:19 AM
Năm 21 tuổi, tôi nhận được điện thoại của thằng bạn thân báo một trong những đứa bạn cấp hai bị tai nạn, nhũn não. Khi đó tôi chỉ sợ nó bị ngơ ngẩn, sợ không còn như xưa nữa. Tôi sợ nó sẽ mãi mãi nằm đó không tỉnh lại.

Nó là một đứa xinh xắn vào hàng bậc nhất của ngôi trường cấp hai lúc bấy giờ, cho đến cả khi chúng tôi trở thành những cô gái điệu đà phấn son thì nó vẫn cứ xinh đẹp với khuôn mặt mộc mạc tự nhiên. Hơn nữa, nó còn như một cô công chúa khi gia đình giàu có đủ để nó có thể đi chiếc LX đến trường hàng ngày, thay điện thoại đời mới nhất khi nó thích. Nó có một căn phòng riêng trong gia đình sáu người, đủ để biết nhà nó rất rộng, thậm chí còn có những phòng bị bỏ không.

Ấy thế mà cái hôm tôi vào viện thăm nó, đúng vào ngày sinh nhật, tôi sẽ mãi mãi chẳng biết nó đang nằm trên chiếc giường trắng toát của khoa chấn thương chỉnh hình, đầu to phình không một cọng tóc, chân tay teo tóp lại với chiếc máy thở oxy trên mũi. Bố mẹ nó ra đón chúng tôi vào, chẳng đứa nào dám gây ra một tiếng động. Tôi chỉ dám gọi tên nó và nói lời chúc sinh nhật cùng những lời động viên vì mẹ nó bảo rằng “các con cứ nói đi, H nó nghe được đấy”. Tôi cũng thấy tay nó nhúc nhích, nó biết chúng tôi mang bánh đến mừng sinh nhật. Nó biết có hoa, có nến, nhưng không thể mở mắt hay gật đầu mỉm cười với ai.

Lúc đó tôi rơm rớm nước mắt, khóc thương cho nó, cho gia đình. Nhưng chỉ có thế thôi! Bạn bè xót nhau cũng đâu bằng người thân xót nhau, một chốc lát ra về rồi lại cuốn theo học hành, theo sách vở.

4 năm đã qua đi, tôi ra trường năm 23 tuổi và thay đổi một vài công việc, đi đây đó vài nơi. So với bạn bè tôi là một trong số những đứa may mắn vì kiếm được công việc tốt, được học hỏi nhiều và thăng tiến đều, lương cũng tăng đều. Tôi chưa bao giờ phải lo lắng vì tiền vì bố mẹ cũng là những người có điều kiện. Thứ duy nhất tôi phải đối mặt chỉ là việc định hướng sao cho tương lai lấy được anh chồng như ý, không gái gú, không cờ bạc, công ăn việc làm ổn định, gia đình nhà chồng không quá khó khăn. Vì thế, tôi có thời gian cho bản thân và cho những mơ ước của mình. Nhất là bố mẹ lại luôn ủng hộ những thứ tôi làm, miễn là tôi… không xin tiền của họ.

Cái lý của bố mẹ tôi đương nhiên đúng. Bố mẹ mua cho tôi một căn chung cư ở Hà Nội, mua xe máy và máy tính cho tôi. Những gì tôi cần đều được hỗ trợ đủ cả. Bố mẹ bảo “Giờ mày chỉ cần tự làm tự ăn không dựa vào bố mẹ là gia đình mừng rồi, cũng chẳng cần phải mang tiền về làm gì”. Vì sống trên tinh thần đấy nên tôi càng cảm thấy mình được tự do hơn, tôi càng sống hưởng thụ hơn, thành thử tháng nào làm ra bao nhiêu tiền đều hết sạch tháng đó. Có những tháng chưa hết, tôi đã phải nhịn cơm ăn mì chờ lương báo về tài khoản.

Nếp sống đó liên tục bị các cụ càu nhàu, nói rằng tôi không biết chi tiêu tính toán, rằng nếu ngộ ngỡ có chuyện gì xảy ra thì tôi sẽ xử lý thế nào, rằng giờ còn bố mẹ lo cho, sau bố mẹ mất tôi phải làm sao.

Tất nhiên, tôi nghe tai nọ, tôi bỏ tai kia.

Thời gian sau đó, tôi gặp và yêu một người nước ngoài. Lúc này vấn đề tài chính bắt đầu đè nặng lên tôi khi mối quan hệ yêu đương yêu cầu hai đứa phải bỏ thời gian và tiền bạc để có thể ở bên nhau. Khi thì anh nghỉ làm qua thăm tôi, điều này với anh rất dễ dàng vì thu nhập cao hơn tôi và anh cũng có những kỳ nghỉ dài hạn. Nhưng với tôi mỗi lần anh qua là tôi phải xin nghỉ làm không lương, rồi chi tiêu cũng phải mỗi đứa một chút, tôi cũng không thể để anh trả tất cả. Tính sĩ diện và lòng tự trọng không cho phép tôi được tiêu không tiền của anh. Chính vì thế khi anh đề nghị tôi qua thăm anh và nói anh sẽ lo tiền vé máy bay và qua đó tôi không phải lo gì cả, tôi cũng nằng nặc đòi anh cho tôi trả một nửa tiền và tôi sẽ tự lo tiền làm visa. Ấy thế mà, tôi cũng chẳng lo nổi khi không có một đồng dự trữ trong tài khoản với mức chi tiêu của mình.

Đến lúc này tôi mới nghĩ đến việc chắt bóp chi tiêu để lo việc, nhưng khi visa yêu cầu tôi chứng minh tài chính, tôi mới ngộ ra rằng mình chỉ đủ sức tự làm tự ăn nhất thời, mình chẳng đủ sức để lo những việc to lớn.

Chuyện làm visa cùng những ngày lo tìm hiểu thủ tục, nghĩ đến tương lai dần dần dắt tôi vào suy nghĩ “Tôi sẽ phải làm sao nếu cứ sống thế này, chi tiêu không có kế hoạch và chẳng giữ nổi một đồng phòng thân”. Thi thoảng tôi lại hay ốm đau, giờ đã tiếc tiền thuốc đi nhổ hai cái răng khôn, vài chục năm nữa về già trộm vía tôi với chồng bỏ nhau, ai sẽ lo cho tôi? Tiền ở đâu ra để trang trải mọi thứ, già yếu rồi, ngửa tay xin tiền con cháu làm sao được, tiền lương hưu có đủ tiêu hay không…

Rồi tôi nhớ đến đứa bạn của mình, ba năm rồi nó cũng đã hồi phục lại, nhưng không được như xưa. Tôi toát mồ hôi nghĩ cảnh nhỡ con cái mình có ai như thế, nhỡ bố mẹ mình làm sao, nỗi lo cho người thân cộng với nỗi lo tài chính đè lên vai, làm sao tôi đỡ được. Đến lúc này, tôi bỗng thấy thương bố mẹ nó, thương những người đang có người thân bị đau ốm đến nhường nào.

Làm phụ nữ hiếm ai gánh được gánh nặng quá lớn trên vai, có gánh được cũng trầy trụa vết thương. Tôi muốn lành lặn, tôi muốn được đảm bảo một tương lai đau ốm không phải lo tài chính, về già được an nhàn. Tôi không muốn trở thành gánh nặng của bất cứ ai…

25 tuổi, tôi nhấc máy, gọi điện đến Prudential.

Cuộc thi “Bảo hiểm nhân thọ thay đổi cuộc sống tôi” do báo VnExpress phối hợp cùng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra trong 6 tuần, bắt đầu từ ngày 7/10 đến 17/11. Độc giả gửi bài viết về media@vnexpress.net.

Vũ Biên Thùy

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che