Áp lực 'dao sắc không gọt được chuôi' khi dạy con của các nhà giáo
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1542
Hôm qua: 978
Tổng số: 8580922
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/22/2017 9:58:10 AM
Nhiều nhà giáo chia sẻ, họ luôn cảm thấy nếu thất bại trong việc nuôi dạy con mình, họ cũng sẽ không thành công khi dạy con người khác.

Có bố mẹ đều là nhà giáo - tiến sĩ toán học, từ nhỏ chị Vũ Thu Hương, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chịu rất nhiều áp lực khi thường xuyên được yêu cầu phải học giỏi để xứng đáng là con của thầy cô. Vì thế, khi con gái đi học, chị quyết định giải phóng cho con khỏi áp lực "phải học giỏi" mà mình từng chịu đựng. Chị không bao giờ nhắc nhở con rằng bé được sinh ra trong gia đình gồm ông bà ngoại, bố mẹ đều là tiến sĩ; còn ông nội từng là hiệu trưởng trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.

“Tuy nhiên, tôi lại chịu áp lực rất lớn về việc làm sao phải dạy con ngoan. Tôi không cần con giỏi nhưng con buộc phải ngoan”

Khi còn ở tuổi mầm non hay tiểu học, Thư - con gái chị - là cô bé ngoan và giỏi. Bước vào tuổi teen, trong mắt mọi người, bé vẫn là đứa trẻ ngoan. Chỉ có chị và những người thân trong nhà mới biết cô bé rất bướng bỉnh.

ap-luc-dao-sac-khong-got-duoc-chuoi-khi-day-con-cua-cac-nha-giao
Chị Hương xem album ảnh ở trường mầm non của con nhân ngày tốt nghiệp của bé. Cô bé đứng theo dõi phản ứng của mẹ.

Ở cấp 1, điểm của Thư luôn cao, điểm thi vào trường chuyên cấp hai cũng thuộc hàng Top. Vì vậy bước vào lớp 6, bé bắt đầu chủ quan. Mẹ con chị từ lâu đã thống nhất với nhau, việc học là của con, bài tập cô giao là trách nhiệm của con, mẹ không bao giờ nhắc con học, không giảng bài cho con. Chị không quát tháo ép buộc con học. Tuyệt chiêu của chị là sẽ cho con nghỉ học nếu chưa làm hết bài tập và con phải viết đơn xin nghỉ gửi cô, trình bày rõ lý do này. Chị cũng bí mật cô nhờ cô phạt con… Và chị thành công.

Nhưng là một cô bé thông minh, Thư đã phát hiện ra những "chiêu để con chăm học" mà mẹ áp dụng cho mình. Bởi như thường lệ, chị tư vấn cho những phụ huynh khác cách xử lý những lỗi lầm của con sau khi đã áp dụng thành công với con mình. Dù chị cố tình giấu con, thông qua người này người kia, Thư vẫn biết được, vậy là cô bé tìm cách chống đối.

Chị Hương vẫn còn nhớ, có thời gian, con gái làm toán theo cách không giống ai: chỉ ghi đáp số của bài toán ra vở và dứt khoát không chịu ghi lời giải. Chị yêu cầu con làm lại, Thư vẫn bướng bỉnh không nghe lời. Ông bà ngoại thì liên tục nhắc nhở cháu phải học toán, đến mức bé đâm ra ác cảm và chán học môn này. Bé tuyên bố sẽ không học toán, chỉ cần học văn thôi. Thậm chí, cô bé đã bỏ học toán trong 2 tháng khi đang học lớp 9. Một tối, trong bữa cơm, chị chỉ nhỏ nhẹ: “Con muốn thành công, không chỉ cần học giỏi, không chỉ cần các kỹ năng sống, mà còn phải biết vượt qua chính bản thân mình, cần vượt qua nỗi sợ môn toán của mình".

Sau khi nghe mẹ nói vậy, Thư dần quay lại với môn toán và vừa đủ điểm toán để vào trường cấp ba Việt Đức, Hà Nội. Việc chỉ đủ điểm khiến cô bé bừng tỉnh và quyết tâm học để chứng minh cho mọi người thấy mình không phải là học sinh kém.

Bây giờ, khi con gái chỉ còn vài tháng nữa là tròn 18 tuổi, chị Hương rút ra nhận định "người khác dạy con ngoan khó một thì chị dạy con ngoan khó 10". Với chị, thất bại trong việc dạy con ngoan cũng đồng nghĩa với thất bại trong công việc. “Dù không muốn tạo áp lực cho con, nhiều khi tôi không kiềm chế được cũng phải thốt ra rằng, nếu con không ngoan thì mẹ buộc phải bỏ nghề. Vì nếu mẹ không thể dạy nổi con thì làm sao có thể tư vấn cho người khác". Mệnh đề "mẹ phải bỏ nghề" đã níu chân khiến con gái chị bớt quậy. “Bây giờ nghĩ lại con thấy cảm ơn mẹ vô cùng vì mẹ đã không cho phép con hư”, Thư nhiều lần nói với mẹ như vậy.

Trong sự kiện "Người khơi lửa" diễn ra mới đây tại TP HCM, thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, người sáng lập một trường ngoại khóa có tiếng cũng gặp nhiều áp lực khi nuôi dạy cô con gái 4 tuổi. Bởi mọi người thường mặc định con chị sẽ rất hoàn hảo. "Con của Uyên Phương chắc mai mốt cho học Harvard hả", "Cô Phương làm việc với giáo viên và trẻ con nhiều, chắc dạy con tuyệt vời lắm nhỉ"... là những câu nói chị Phương thường xuyên nhận được.

Chị Phương cảm thấy rất áp lực khi phải tạo ra một hình ảnh đẹp cho con để giữ thể diện cho mẹ. Có những buổi sáng, bé Cà Chua nhất quyết đến trường với trạng thái tóc tai bù xù. Có những bữa, bé nói chỉ muốn mặc nguyên bộ đồ ngủ đến trường.

ap-luc-dao-sac-khong-got-duoc-chuoi-khi-day-con-cua-cac-nha-giao-1
Câu chuyện về bé Cà Chua của chị Uyên Phương khiến các diễn giả và khán giả trong sự kiện "Người khơi lửa" cười sảng khoái.

"Trong những tình huống đó, giả định rằng tôi gắn thể diện của tôi với hành vi của con trong cộng đồng mà tôi sinh sống, rất dễ dẫn đến chuyện tôi sẽ có những hành xử không tốt cho con. Tôi phải thường xuyên nhắc bản thân mình rằng tôi làm hành động này là vì tôi hay vì con. Tôi quát nạt, dùng bạo lực, làm cháu phải khóc lóc, không tôn trọng cháu... là tôi đã vì tôi chứ không phải vì cháu".

Theo chị Phương, để vượt qua áp lực khi nuôi dạy con, cha mẹ cần phải tôn trọng trẻ, hiểu rõ mình làm cho mình hay cho con. Muốn tốt cho con, bạn cần phải vượt qua áp lực dư luận, bởi không ai hiểu đứa trẻ của bạn hơn chính bạn.

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
 
Nội dung
 
Họ và tên
 
Email
 
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che