Cách quản lý chi tiêu hiệu quả trong gia đình
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2787
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8888025
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/23/2013 7:43:55 AM
Khi muốn mua một món hàng nào, bạn nên cân nhắc liệu có bị thâm dụng quỹ và nếu sắp hết tiền cho một danh mục nào đó, nên ngừng ngay chi tiêu.

Nhiều hộ gia đình trong tình cảnh phải chi nhiều cho các hóa đơn và có khi thu nhập không đủ trang trải những khoản này. Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp ngân sách cân bằng, để làm thế nào chi phí và hóa đơn chiếm một tỷ lệ phù hợp so với thu nhập hiện tại.

1. Liệt kê danh mục nào cần chi nhiều tiền nhất như điện, nước, thuốc men…, kế đến là các khoản xài trung bình cho đến thấp nhất. Bạn nên có thói quen ghi chép cụ thể, chẳng hạn bao nhiêu lâu thay gas mới một lần, bao nhiêu tuần đi ăn ngoài thay vì nấu ở nhà… Bạn nên ghi chính xác đã sử dụng tiền vào việc gì cụ thể, chứ không ghi chung chung là thực phẩm hay phí di chuyển.

2. Bạn để ý tính toán chi tiêu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, bạn có thể dự định chi khoảng bao nhiêu cho một số trường hợp: ví dụ, sửa nhà vào cuối năm, mua một chiếc xe mới… Và tự hỏi chính bản thân là liệu có cần thiết rút tiền tiết kiệm để chi vào những mục đích này.

3. Dán hoặc đặt biểu đồ chi tiêu, bảng chi phí hàng tháng để mọi thành viên trong gia đình có thể xem và theo dõi tình hình ngân sách. 

4. Cộng dồn tổng mức chi trung bình hàng tháng liên quan đến nhu cầu thiết yếu như phương tiện đi lại, chợ, thuê nhà (nếu có), sửa xe, mua bảo hiểm và trừ số lượng tiền này cho thu nhập hàng tháng của bạn. Nếu dùng tiền mặt để mua vật dụng nào đó mà không lấy hóa đơn, bạn tự ước chừng qua một con số cụ thể.

ngansach-O-2548-1382331042.jpg

Bạn nên theo dõi mức chi tiêu ở tháng kế tiếp để chắc rằng việc kiểm soát ngân sách trong gia đình được chặt chẽ hơn. Ảnh: eHow

5. Sau khi thực hiện xong bước 4, nếu vẫn còn dư tiền thì phân bổ khoản này vào các danh mục khác, chẳng hạn như tiết kiệm, tiền điện thoại di động, Internet, cáp truyền hình, giải trí, ăn bên ngoài, du lịch, mua sắm, sửa chữa nhà, đóng góp từ thiện và những đồ xa xỉ khác cho cá nhân.

6. Theo dõi chi tiêu ở tháng kế tiếp để chắc rằng bạn đang kiểm soát chặt chẽ ngân sách trong gia đình. Bất cứ khi nào quyết định mua một món hàng, nên cân nhắc loại này có thể đem về nhà và liệu có bị thâm dụng quỹ tiền hay không. Khi bạn sắp hết tiền trong một danh mục nào đó, nên ngừng ngay chi tiêu. 

7. Hãy điều chỉnh và phân bổ lại ngân sách vào tháng tiếp theo nếu bạn sắp cạn tiền trong một danh mục. Ví dụ, bạn có thể dành tiền ăn ngoài ít hơn để có thể chi nhiều hơn cho việc sắm một bộ quần áo mới.

Thanh Thanh

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che