Cảng hàng không đề xuất thiết bị đuổi chim hơn 1.000 tỷ đồng
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1736
Hôm qua: 2738
Tổng số: 8833429
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/2/2016 8:58:13 AM

Hệ thống cảnh báo trị giá 1.160 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh, song chưa nhận được đồng tình từ  cơ quan quản lý.

Cuối tháng 7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trình Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dự án cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng (FODetect) với kinh phí đầu tư hơn 1.160 tỷ đồng. Giải pháp này do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) đầu tư và triển khai thực hiện. 

Hệ thống này sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay, thay thế cho phương pháp hiện tại là quan sát bằng mắt thường tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

cang-hang-khong-de-xuat-thiet-bi-duoi-chim-hon-1000-ty-dong

Một chuyên gia cho rằng thiết bị đuổi chim được đặt tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là chưa hợp lý. Ảnh minh họa: Đ.Loan

ACV đề xuất phương án thu hồi vốn là nhà nước sẽ thu phí cất hạ cánh và hoàn trả nhà đầu tư trong thời gian 6 năm 6 tháng với mức phí dự kiến là 35 USD với mỗi chuyến bay quốc tế và 17 USD với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ cảng hàng không ACV đang khai thác. Thời gian thực hiện dự án từ 2016 đến 2023.

Theo ông Đào Việt Dũng, Phó tổng giám đốc ACV, trên thế giới có nhiều cảng hàng không đã trang bị hệ thống FODetect nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Hệ thống này còn giúp nâng tần suất khai thác đường hạ cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-42 chuyến/giờ. 

Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không đánh giá dự án cảnh báo, xử lý chim trời là cần thiết nhưng đề xuất của ACV còn khá sơ sài và thiếu phương án tổ chức quản lý, chủ thể khai thác... Ngoài ra, dự án không cung cấp các báo giá tham khảo cho thiết bị làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư.

"Việc chỉ đầu tư tại 2 cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng lại đề xuất mức thu cho mỗi lượt hạ cất cánh từ các chuyến bay quốc tế và nội địa trên tất cả các cảng hàng không là không hợp lý", văn bản của Cục Hàng không nêu.  

Theo Cục Hàng không, dự án còn thiếu các tài liệu kỹ thuật và thông tin thiết bị nên chưa thể xác định rõ khả năng làm việc tối ưu của hệ thống này trong điều kiện thời tiết xấu, ban ngày, ban đêm; vùng không gian có khả năng phát hiện, xua đuổi chim ở hai đầu tiếp cận khi tàu bay cất, hạ cánh cũng như khả năng tích hợp, mở rộng hệ thống thiết bị.

Đánh giá về mức phí thu do ACV đề xuất, Cục Hàng không cho rằng, thời gian hoàn vốn dự án 6 năm 6 tháng là quá ngắn, cần xem xét lại và xây dựng mức thu phù hợp điều kiện và khả năng chịu chi trả của các hãng, không làm tăng thu đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Cảng hàng không Việt Nam.

Một chuyên gia hàng không phân tích, hệ thống cảnh báo chim do ACV đề xuất đặt tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là chưa hợp lý vì khu vực này ít chim cư trú. Phần lớn máy bay va phải chim trời tại các khu vực rừng núi như sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Cà Mau... Ngoài ra, mức đầu tư thiết bị đuổi chim hơn 1.100 tỷ đồng là rất lớn so với các thiết bị khác trong ngành. 

Thời gian qua, nhiều vụ chim va vào tàu bay gây mất an toàn thường diễn ra. Tổng công ty Cảng hàng không đã đưa nhiều giải pháp, thiết bị song chưa hiệu quả. Tại nhiều cuộc họp, lãnh đạo Cục Hàng không cũng thừa nhận, nhiều thiết bị đuổi chim của nước ngoài áp dụng tại các sân bay Việt Nam không hiệu quả.

Đoàn Loan

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che