Còn Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang Nhật còn khó
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 153
Hôm qua: 9146
Tổng số: 8898310
 

 
 

Cập nhật lúc: 3/13/2013 4:00:54 PM
Cho đến lúc này việc tháo gỡ “rào cản Ethoxyquin” trong tôm xuất sang Nhật vẫn chưa có dấu hiệu gì khả quan cho dù cơ quan quản lý nhà nước đã “vào cuộc” mạnh mẽ
Còn Ethoxyquin, xuất khẩu tôm sang Nhật còn khó
Tháng 1/2013, Nhật Bản đã rơi xuống vị trí thứ 2 trong số các thị trường hàng đầu NK tôm của Việt Nam tuy giá trị XK vẫn tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 2 năm gần đây. Cũng trong tháng 1, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm tới 28% về giá trị so với tháng 12/2012 và đến lúc này việc tháo gỡ “rào cản Ethoxyquin” vẫn chưa có dấu hiệu gì khả quan cho dù cơ quan quản lý nhà nước đã “vào cuộc” mạnh mẽ sau khi có đến 7 công văn kiến nghị của VASEP về vấn đề này và các DN XK tôm đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm.

Sau 6 năm tăng trưởng liên tiếp từ 2006 đến 2011 và đạt đỉnh cao vào năm 2011, sang năm 2012 giá trị XK tôm giảm 6,6% so với năm trước và giảm mạnh tại 3 thị trường chính là Nhật Bản, Mỹ và EU, trong đó XK tôm sang EU giảm ngay từ những ngày đầu của năm.

Còn tại Nhật Bản, từ ngày 18/5/2012, XK tôm Việt Nam bắt đầu gặp khó khi 30% số lô tôm NK từ Việt Nam vào thị trường này bị kiểm tra chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép (MRL) 0,01 ppm. Điều này dẫn đến XK tôm sang Nhật Bản liên tục sụt giảm trong các tháng cuối năm vừa qua.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật và tránh gây thiệt hại cho các DN XK, ngày 22/5/2012, VASEP đã gửi Công văn số 52/2012/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN và PTNT kiến nghị Bộ kiểm tra nguyên nhân và thông báo cho DN và các đơn vị liên quan những thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và biện pháp tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất Ethoxyquin. Đồng thời rà soát việc sử dụng các chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole (đã phát hiện trong sản phẩm tôm nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản) trong nuôi thủy sản và tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chất này để ngăn chặn việc lây nhiễm từ khâu nguyên liệu.

Tiếp đó, ngày 25/5/2012, VASEP gửi Công văn số 55/2012/CV-VASEP tới các DN XK tôm đề nghị tăng cường hơn nữa kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm. Nhận thức được mức độ sự việc ngày càng trầm trọng khi XK tôm Việt Nam liên tục lao dốc tại thị trường lớn nhất là Nhật Bản, từ tháng 6 đến tháng 8, VASEP tiếp tục gửi 4 công văn tới Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đề nghị Bộ có biện pháp khẩn cấp ngăn ngừa chất Ethoxyquin trong nuôi tôm, tăng cường đấu tranh quốc tế và đề nghị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản áp dụng mức MRL 1ppm với Ethoxyquin trong sản phẩm tôm XK của Việt Nam.

Ngày 24/8/2012 tại cuộc họp với Bộ NN và PTNT, vấn đề Ethoxyquin được đặc biệt quan tâm và Bộ trưởng đã chỉ đạo ngay các cơ quan chức năng có biện pháp “cứu” tôm tại thị trường Nhật. Đáng lưu ý, chỉ sau đó ít ngày, ngày 31/8/2012, các nhà NK Nhật Bản cho biết, Cơ quan thẩm quyền nước này đã tiến hành kiểm tra chất Ethoxyquin trong toàn bộ số lô tôm NK từ Việt Nam!

Sau khi nhận được thông tin, ngày 4/9/2012, VASEP đã gửi Công văn số 90/2012/CV-VASEP báo cáo Bộ NN và PTNT và đề nghị những biện pháp cấp bách “giải cứu” thị trường quan trọng này thông qua đấu tranh quốc tế, tìm chất thay thế Ethoxyquin và đề nghị Bộ ra quy định về mức MRL Ethoxyquin 0,5 ppm trong thức ăn nuôi tôm thay vì mức 150 ppm như đang kiểm soát.

Sau những kiến nghị của VASEP kể từ tháng 5/2012, Bộ NN và PTNT và Tổng cục Thủy sản đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN XK tôm sang Nhật Bản. Cụ thể, trong tháng 6/2012, Tổng cục Thủy sản đã gửi công văn đến các Chi cục Thủy sản, Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đề nghị rà soát danh mục thức ăn được phép lưu hành, tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin và Sulfamethoxazole sử dụng tại cơ sở sản xuất thức ăn ở địa phương, hướng dẫn người nuôi ngừng cho tôm ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.

Ngày 31/7/2012, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã gửi Công hàm tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đề nghị nâng mức kiểm soát MRL Ethoxyquin trong sản phẩm tôm NK từ Việt Nam từ 0,01 ppm lên 1 ppm như đã áp dụng cho sản phẩm cá NK. Trong tháng 9 và 10/2012, Tổng cục Thủy sản cũng đã gửi nhiều công văn đến Sở NN và PTNT các địa phương, các DN sản xuất thức ăn thủy sản về việc quản lý sản xuất thức ăn thủy sản, hướng dẫn sử dụng thức ăn không để tồn dư Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản.

Mới đây nhất, ngày 14/1/2013, Tổng cục Thủy sản đã gửi Công văn số 98/TCTS-NTTS đến Sở NN và PTNT các địa phương, các cơ sở nuôi thủy sản hướng dẫn sử dụng Ethoxyquin trong nuôi thủy sản.

Với việc xảy ra vụ kiện chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm NK vào Mỹ từ 7 nước - trong đó có Việt Nam, có thể XK tôm Việt Nam trong năm nay sẽ khó khăn hơn.Hơn lúc nào hết, DN đang rất cần sự hỗ trợ quyết liệt hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt cần tháo gỡ triệt để “rào cản Ethoxyquin” trên thị trường Nhật Bản.

Theo Tạ Hà

Vasep

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che