Đại lý xăng dầu chán kinh doanh
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 3913
Hôm qua: 5605
Tổng số: 8907675
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/25/2012 6:58:30 AM
Làm ăn thua lỗ khiến nhiều chủ cây xăng tính đường sang nhượng lại cửa hàng, một số cố gắng cầm cự bằng cách làm thêm "nghề tay trái".
 
Cây xăng ở quận Tân Phú đóng cửa nhiều tháng nay và đang có ý định sang nhượng lại cho người khác. Ảnh: Kiên Cường
Làm ăn thua lỗ khiến nhiều chủ cây xăng tính đường sang nhượng lại cửa hàng, một số cố gắng cầm cự bằng cách làm thêm "nghề tay trái".
Tại TP HCM, chị Nga, chủ một cây xăng trên đường Kinh Dương Vương, quận 6, cho biết nửa năm nay đã rao sang nhượng cửa hàng nhưng vẫn chưa có người muốn nhận.

"Kinh doanh xăng dầu giờ rất mệt mỏi, lỗ nhiều hơn lời, hoa hồng đôi lúc xuống rất thấp chỉ khoàng 175 đồng một lít, trong khi nếu tăng cũng chỉ lên khoảng 500 đồng một lít", chị Nga nói.

Chủ xây xăng này tiết lộ, chị thuê mặt bằng làm cây xăng cách đây 8 năm với hợp đồng 20 năm, mỗi tháng trả tiền mặt bằng là 46 triệu, lương nhân viên 10 người 30 triệu đồng mỗi tháng, điện, nước... lên gần 90 triệu đồng một tháng.

"Chi phí hoa hồng thường chỉ khoảng 200-300 một lít thì không đủ lấy lại vốn. Trước đây tôi đầu tư ban đầu cho cây xăng gần 3 tỷ đồng, cộng thêm các lần sửa chữa nâng cấp nữa thì lên khoảng 4 tỷ đồng. Giờ chỉ cần sang lại với giá 3 tỷ đồng là tôi sang ngay", chị Nga trần tình.

Một cây xăng khác trên đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú, cũng "trùm mền" nhiều tháng nay, hàng rào giăng kín trạm xăng này, bên ngoài có dán bảng "cho thuê mặt bằng". Chủ trạm xăng cho hay đang muốn chuyển lại cho người khác làm.

"Mặt bằng này là của nhà tôi, lúc trước cho người khác thuê để buôn bán xăng dầu, sau đó họ trả lại, tôi tiếp nhận cơ sở vật chất và đầu tư thêm khoảng 1 tỷ đồng. Làm được hơn một năm nhưng thấy nản vì lỗ nhiều hơn lời", chủ xây xăng này phân tích.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Hà Nội, chị Yến cho biết cây xăng ở Mai Dịch chị thuê 50 triệu mỗi tháng đã trả về cho chủ cũ vì kinh doanh không có lãi. Nguyên nhân kinh doanh lỗ theo chị Yến là do định mức hoa hồng chỉ được hưởng 200 đồng mỗi lít, trong khi đó chi phí vận tải chở từ Hải Phòng lên đến Hà Nội cũng đã 200 đồng nên doanh nghiệp không có lợi nhuận.

Cùng tâm trạng với chị Yến, anh Văn Hưng (quận Hoàng Mai) cũng cho biết buộc phải sang nhượng cây xăng vì không chịu nổi lỗ. Đầu mối cung cấp xăng dầu chỉ cho phí hoa hồng là 200-300 đồng mỗi lít tùy thời điểm, nhưng thực tế cước vận tải đã hết 210 đồng mỗi lít. Tính ra doanh nghiệp bị lỗ ngay trên giá vốn hàng mua.

Anh Hưng tính toán, với 15 nhân viên, mức lương 4,5 triệu đồng một người, doanh nghiệp cũng phải trả tiền công đến hơn 60 triệu đồng mỗi tháng, đó là chưa kể tiền điện, nước...

Anh Hưng khẳng định, giai đoạn khó khăn nhất rơi vào 4 tháng đầu năm nay khi định mức hoa hồng chỉ khoảng 110 đồng mỗi lít. "Nhiều ông bán xăng dầu ở dọc đường 5 (hướng Hà Nội - Hải Phòng) đang nhăm nhe đổi chủ", anh nói.

Theo giới kinh doanh xăng dầu, trên thực tế việc chuyển nhượng không đơn giản vì hiện tại không ai dám nhận cửa hàng. Do vậy cách tốt nhất vẫn là "tự mình cứu lấy mình" bằng cách điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và làm thêm nghề tay trái.

"Sau 6 tháng kinh doanh, tôi đã buộc phải thu hẹp quy mô cửa hàng, kế hoạch mở thêm một cây xăng nữa cũng bị phá sản vô thời hạn", chị Yến buồn rầu nói.

Chị Yến cho hay, chị phải xoay xở thêm bằng việc chở xăng dầu thuê với mỗi chuyến khoảng 3-4 triệu đồng, tính ra cả tháng cũng được vài chục triệu, đủ để bù lỗ kinh doanh xăng dầu.

Còn chủ doanh nghiệp xăng dầu trên đường Lũy Bán Bích thì lấy tiền cho thuê dịch vụ rửa xe và mặt bằng phía sau cây xăng làm kho bãi để lấy tiền bù đắp cho những lúc xăng dầu không sinh lợi.

Câu chuyện đại lý than lỗ không phải là mới, cứ khi có biến động về giá xăng dầu, phí hoa hồng được điều chỉnh là các chủ trạm xăng lại gặp khó khăn.

Các doanh nghiệp đầu mối cho rằng trong kinh doanh có những lúc khó khăn và cũng có lúc lãi nên phải xem xét kỹ, coi chi phí thế nào, doanh thu của đại lý ra sao trong một thời gian thì mới có thể nói rằng lỗ quá chịu không nổi. "Không ai lỗ mà vẫn làm hoài", một doanh nghiệp đầu mối nói.

Theo Kiên Cường - Hoàng Lan

Vnexpress

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che