Đến lượt Hàn Quốc kiểm tra Ethoxyquin trong tôm đông lạnh Việt Nam
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 8581
Hôm qua: 3773
Tổng số: 8897592
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/3/2013 6:07:23 PM
Như vậy, XK tôm Việt Nam sẽ lại thêm một gánh nặng mới.
Đến lượt Hàn Quốc kiểm tra Ethoxyquin trong tôm đông lạnh Việt Nam
Theo thông báo mới đây của Tổng cục Thanh tra, Kiểm dịch Động thực vật và Thủy sản Hàn Quốc (QIA), cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra chỉ tiêu Ethoxyquin trong tôm đông lạnh NK từ Việt Nam trong thời gian 1 năm, từ 1/1 - 31/12/2013 với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/kg. Như vậy, XK tôm Việt Nam sẽ lại thêm một gánh nặng mới.

Năm 2012, Hàn Quốc cùng với Australia được coi là 2 thị trường khả quan nhất bởi giá trị XK sang đây đều tăng trưởng trong khi XK sang nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm.

Với thói quen và thị hiếu tiêu dùng khá tương đồng với Nhật Bản nên Hàn Quốc được nhiều DN XK tôm Việt Nam xem như thị trường “cứu cánh” khi XK sang Nhật Bản vướng phải rào cản.

Năm 2012, Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam với giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 171,4 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2011. Trong khi đó, XK tôm sang các thị trường chính khác như Mỹ giảm 18,6%, EU giảm 24,5% và Nhật Bản cũng chỉ tăng 1,7%.

Trước thông tin từ phía nhà NK về việc Hàn Quốc áp dụng chế độ kiểm tra Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm, nhiều DN đã tỏ ra lo ngại cho đầu ra của tôm Việt Nam bởi vấn đề Ethoxyquin trên thị trường Nhật Bản vẫn chưa được giải quyết. Quyết định chính thức của QIA như chồng thêm gánh nặng cho các DN XK tôm Việt Nam trong bối cảnh quá khó khăn như hiện nay.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 2/2013 XK tôm Việt Nam sang 9 trong nhóm 10 thị trường NK lớn nhất đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Nhật Bản giảm trên 40%, EU giảm 33,5%, Hàn Quốc giảm 50,2%.

Sự sụt giảm mạnh này một phần do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, do đó hoạt động sản xuất và XK cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những khó khăn về thị trường của ngành tôm hiện nay đã và đang tác động lớn tới XK tôm. Bên cạnh những rào cản được các nước NK dựng lên nhằm hạn chế nguồn cung từ nước ngoài, nhu cầu tiêu thụ tôm những tháng đầu năm nói chung ở mức thấp.

Theo Cục Thống kê Mỹ, NK tôm vào Mỹ tháng1/2013 đạt 44.862 tấn, giảm 11,6% so với tháng 1/2012. Trong đó, NK từ hầu hết các nước đều giảm như Thái Lan giảm 24%, Ecuador giảm 16,7%, Indonesia giảm 7,5%, Việt Nam giảm 19,5% và Trung Quốc giảm tới 28,7%. Riêng NK từ Ấn Độ trong tháng này lại tăng mạnh 70%.

NK tôm vào Nhật Bản tháng 1/2013 theo thống kê của Cục Nghề cá Biển quốc gia Mỹ (NMFS) cũng cho thấy giảm 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 15.708 tấn xuống còn 13.649 tấn. Trong đó, NK từ Trung Quốc giảm 40%, Thái Lan giảm 18,6% và Việt Nam giảm 16%.

Hai tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm của Việt Nam đạt trên 242,2 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ đã vượt qua Nhật Bản để dẫn đầu các thị trường NK tôm Việt Nam. Tuy vậy, XK tôm sang thị trường này năm nay gặp khó khăn nhiều hơn bởi nguy cơ Mỹ áp thuế chống trợ cấp.

Do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế nên EU đã từ vị trí thứ 3 về NK tôm Việt Nam trong nhiều năm qua xuống vị trí thứ 4 sau Trung Quốc. Hai tháng đầu năm 2013, XK tôm sang EU tiếp tục giảm 4,2%.

Bên cạnh nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, ngành tôm năm 2013 có lẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng bất ổn về nguồn cung nguyên liệu. Cuối tháng 2/2013, sau hơn một năm nghiên cứu, Tổng cục Thủy sản đã công bố nguyên nhân khiến tôm chết sớm và chết hàng loạt tại nhiều vùng nuôi chính trên cả nước. Xác định được nguyên nhân gây bệnh đã tháo gỡ phần nào khó khăn về quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm hiện nay.

Cũng theo khảo sát của Tổng cục Thủy sản trong quá trình tìm hiểu dịch bệnh trên tôm, phần lớn tôm giống khi cung cấp ra thị trường đã nhiễm vi khuẩn Vibrio với tỷ lệ khá cao. Nhiều tôm giống đã có biểu hiện bất thường trên gan tụy nên chết sớm trong ao nuôi. Ngoài ra, nhiều chế phẩm sinh học trên thị trường dùng trong sản xuất giống, nuôi tôm đã bị nhiễm vi khuẩn thuộc giống Vibrio với mật độ cao. Đây chính là 2 nguồn lan truyền vi khuẩn Vibrio ra các ao nuôi tôm.

Tuy nhiên, trên thực tế, cả việc sản xuất tôm giống cũng như sản xuất và lưu hành các chế phẩm sinh học hiện vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ!

Theo Nguyễn Bích

Vasep

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che