Điều hành thị trường xăng dầu: Nghị định mới, mối lo vẫn cũ?!
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 15
Hôm qua: 2868
Tổng số: 8875136
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/23/2014 9:32:37 AM
Thực chất về điều hành giá, dự thảo mới chỉ làm được 1 việc là thay đổi các con số, tăng ngày nọ, giảm % kia.

Mới đây nhất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã nói về những điểm mới của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu - vốn đã được cơ quan soạn thảo trình lên Thủ tướng. Nghị định sắp được ban hành sẽ có nhiều thay đổi. Tuy vậy, sau tất cả sự thay đổi đó, việc điều hành giá vẫn là hồn cốt của Nghị định 84 với những lúng túng và băn khoăn cũ.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết mục tiêu điều hành kinh doanh xăng dầu của Chính phủ vẫn không thay đổi: kiên định theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Dự thảo Nghị định mới sẽ tiến thêm một bước nữa tới thị trường, thể hiện qua các quy định nhằm tăng tính cạnh tranh về giá bán xăng dầu, về thị phần giữa các DN kinh doanh xăng dầu, qua đó người tiêu dùng có cơ hội được tiêu dùng xăng dầu với mức giá hợp lý hơn, việc điều hành giá xăng dầu cũng sẽ ít gây ra sự bức xúc trong xã hội…

Với những điều chỉnh trong Nghị định thay thế, có thể thấy ban soạn thảo cố gắng trả quyền tự định giá về cho doanh nghiệp nhưng ít gây biến động (và gây phản ứng trong dư luận?) nhất. Điều này thể hiện ở việc hạ thấp biên độ DN được quyền tự định giá từ mức dưới 7% xuống mức dưới 3%, tương đương với khoảng trên 700 đồng/l (với mức giá xăng dầu hiện nay). 

Từ mức tăng 3 - 7% sẽ kết hợp giữa tăng giá một phần và sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu một phần. Cơ chế chia sẻ này sẽ vừa giảm bớt gánh nặng tăng giá, vừa giảm gánh nặng cho quỹ bình ổn, tránh mang ra sử dụng cả số quỹ chưa có như trước kia. 

Dự thảo mới cũng định ra được nguyên tắc cho sử dụng quỹ bình ổn, chứ không phụ thuộc vào quyết định của Bộ Tài chính như trước đây. Một thay đổi khác đáng chú ý là chu kỳ tính giá cơ sở sẽ giảm 1 nửa, chỉ còn 15 thay vì 30 ngày như trước đây. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần tăng giá cũng tăng từ 10 lên 15 ngày, do “tần suất điều chỉnh giá 10 ngày/một lần cũng khá dày” – theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú.

Ngoài điều hành giá, một vấn đề không kém quan trọng là xây dựng hệ thống phân phối tăng tính cạnh tranh để tiến tới thị trường. 

Tại dự thảo mới, Thứ trưởng Tú cho biết, ngoài việc thiết lập hệ thống phân phối như Nghị định 84, tức là chỉ có 1 loại hình duy nhất theo hệ thống chuỗi từ tổng đại lý xuống đại lý, thì nay Dự thảo Nghị định đã cho phép mở thêm hai đối tượng mới là thương nhân phân phối hoạt động theo hình thức mua đứt bán đoạn và thương nhân nhận quyền bán lẻ theo hình thức nhượng quyền thương mại. 

Việc đại lý chỉ được ký hợp đồng với một đầu mối cũng được phá bỏ, mở ra cơ hội cho thương nhân phân phối được quyền tự định giá bán trong hệ thống của mình (không được cao hơn giá cơ sở) để tăng tính cạnh tranh, thay vì chỉ bán giá đúng theo đầu mối quy định và ăn hoa hồng như trước kia. Quan trọng nhất, Nhà nước vẫn giữ quyền quản lý, giám sát chứ không phải DN muốn tăng là tăng.

Từ yêu cầu ban đầu của Chính phủ là sửa đổi Nghị định 84, dẫn đến việc liên bộ Công Thương – Tài chính soạn thảo hẳn một Nghị định thay thế cho thấy mức độ sửa đổi rất lớn ở các điều khoản. Tuy nhiên, thực chất về điều hành giá, dự thảo mới chỉ làm được 1 việc là thay đổi các con số, tăng ngày nọ, giảm % kia. 

Đến thời điểm này, có thể nhiều người không còn nhớ cuộc Hội thảo về xăng dầu năm 2009 - thời điểm thị trường bất ổn nhất, giá liên tục tăng cao, hệ thống phân phối đe dọa tan rã. Đó là thời điểm các bất cập chính sách bộc lộ rõ nhất, cuộc hội thảo diễn ra gay gắt nhất, thẳng thắn nhất, bởi vậy cũng gợi ra nhiều vấn đề tồn tại nhất. 

Tuy nhiên, nhiều băn khoăn tại thời điểm đó đến giờ vẫn chưa được giải quyết. Bộ trưởng Bộ Tài chính lúc đó đã đặt ra nhiều câu hỏi và cho biết sẽ rà soát lại toàn bộ cơ chế: có nên dùng giá Platt Singapore để tính giá cơ sở hay không, có nên để lợi nhuận định mức là 300 đồng, các chi phí định mức có hợp lý chưa...

Một số chuyên gia lúc đó cũng cho rằng giá cơ sở “phải là giá tối thiểu, chi phí khách quan hoàn toàn” để làm căn cứ điều hành, chứ không phải một công thức chứa đựng nhiều yếu tố “ảo” như: giá căn cứ là giá Platt Singapore (trong khi đầu mối nhập từ rất nhiều nguồn khác nhau); chi phí định mức 860 đồng được chính các DN đầu mối kêu là lỗi thời, đã lâu không phản ánh chi phí thực; tỷ giá dùng để thanh toán được quy định là tỷ giá do Vietcombank công bố, tuy nhiên DN vẫn kêu phải mua ngoại tệ ở ngoài với giá cao hơn để thanh toán... 

Tuy vậy, có vẻ đến nay ban soạn thảo với sự góp ý của nhiều nhà quản lý, DN kinh doanh và các chuyên gia trong nước vẫn chưa tìm được một công thức nào thuyết phục hơn. Bài toán chưa được giải quyết tận gốc, khó mà dám chắc sẽ không nảy sinh những bất cập. Nhưng dù sao, người tiêu dùng cũng không biết làm gì hơn là kỳ vọng


 

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che