Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, việc các DN ồ ạt ký hợp đồng không phải là điều phấn khởi vì giá xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ có thể tăng tiếp.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, việc các DN ồ ạt ký hợp đồng không phải là điều phấn khởi vì giá xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ có thể tăng tiếp.
Ngày 7/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có cuộc họp đánh giá tình hình thị trường gạo và kế hoạch xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Theo VFA, trong 2 tháng (tháng 7 và tháng 8) các doanh nghiệp (DN) đã ký hợp đồng lên đến 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu nhiều, nhưng giá xuất khẩu bình quân FOB (giao hàng tại mạn tàu) chỉ đạt 429,4 USD/tấn (giảm đến 67,81 USD so với tháng 7).
Vì vậy, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, việc các DN ồ ạt đi ký hợp đồng không phải là điều phấn khởi vì giá xuất khẩu trong thời gian tới sẽ có thể tăng tiếp. Đồng thời, ông Phong cũng cảnh báo các DN cần hết sức thận trọng khi ký kết hợp đồng mới trong thời gian tới.
Hiệp hội sẽ bàn việc đưa ra giá sàn xuất khẩu trong thời gian tới, để đảm bảo việc thương thảo các hợp đồng tập trung với giá bán có lợi cho Việt Nam. Lượng hợp đồng tập trung giảm mạnh là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo xuất khẩu bình quân trong 8 tháng đầu năm giảm đến 30 USD/tấn so với năm trước.
Theo thông lệ các năm trước, hợp đồng tập trung thường được ký với giá tốt hơn so với hợp đồng thương mại.
Theo CAND