Doanh nghiệp lúng túng với quy định đánh thuế túi nylon
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 226
Hôm qua: 4156
Tổng số: 8908144
 

 
 

Cập nhật lúc: 7/23/2012 1:52:46 PM
Sau hơn nửa năm áp dụng, quy định trên còn chung chung nên đã khiến nhiều DN không nắm rõ dòng sản phẩm nào phải chịu thuế cũng như dòng sản phẩm nào không.
 
Sau hơn nửa năm áp dụng, quy định trên còn chung chung nên đã khiến nhiều DN không nắm rõ dòng sản phẩm nào phải chịu thuế cũng như dòng sản phẩm nào không.
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận diễn ra ngày 19.7, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết quy định đánh thuế môi trường đối với túi nylon khiến họ lúng túng và gặp nhiều khó khăn.

Ngày 1.1.2012, luật Thuế Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực, trong đó có điều khoản quy định túi nylon sẽ phải chịu thuế.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm áp dụng, quy định trên còn chung chung nên đã khiến nhiều DN không nắm rõ dòng sản phẩm nào phải chịu thuế cũng như dòng sản phẩm nào không (chịu thuế).

Đặc biệt, sự lúng túng lại thể hiện ở các DN nước ngoài tại các khu công nghiệp, chế xuất.
Đại diện một công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản cho biết, theo quy định túi nylon PE nhập về khu chế xuất sau đó xuất ra nước ngoài sẽ không phải chịu thuế.

Từ trước đến nay, công ty vẫn nhập túi nylon từ nước ngoài nhưng gần đây lại mua túi từ một doanh nghiệp trong nước và bị đánh thuế.

Một trường hợp khác cũng phải chịu thuế môi trường mà công ty này nêu lên là DN sử dụng túi nylon sản xuất ở nước ngoài nhưng việc nhập khẩu lại thông qua một DN ở một khu chế xuất khác.

“Đây là hai vướng mắc mà công ty đangvấp phải mà trong luật và thông tư không hướng dẫn rõ. Theo tôi không nên đánh thuế đối với hai trường hợp này vì túi nylon được xuất khẩu ra nước ngoài và đã bị đánh thuế môi trường ở nước nhập khẩu”, vị này kiến nghị.

Đại diện Chi cục Hải quan khu chế xuất Tân Thuận giải đáp theo quy địnhthì túi nylon không sử dụng trong nước sẽ không bị đánh thuế.

Tuy nhiên, điều DN cần làm là phải chứng minh rõ sản phẩm túi nylon được đưa đi xuất khẩu chứ không phải sử dụng trong nước.

Tại buổi làm việc, nhiều vướng mắc và kiến nghị xung quanh vấn đề thuế, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, lương công nhân, đình công, điện và nước… cũng được nêu lên. Một số DN cho rằng trong tình hình khó khăn như hiện nay thì việc tăng cả giá điện và nước tạo thêm khó khăn cho DN.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết những vướng mắc trên sẽ được cơ quan chức năng xem xét.

Tuy nhiên, buổi làm việc cũng đã cho thấy một số DN chưa nắm rõ pháp luật Việt Nam. Từ đó, ông Hà đề nghị Khu chế xuất Tân Thuận cần tăng cường phổ biến pháp luật cho các DNhoạt động tại đây.

Theo Trung Hiếu
Thanh niên
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che