Giá xăng ngược chiều thế giới: Thị trường kiểu Việt Nam?
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1593
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8879923
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/25/2014 6:47:30 AM
Sau nhiều lần sửa chữa, tại dự thảo mới nhất các bộ vẫn chưa thể thống nhất với nhau về cách tính giá xăng dầu. Các doanh nghiệp lo ngại giá trong nước sẽ tiếp tục trái chiều giá thế giới.

Không sát với giá thế giới

Theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, các căn cứ biến động đầu vào để điều chỉnh giá bán lẻ vẫn giữ nguyên như các mốc 7%, 12% hiện nay.

Khác với hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh theo tần suất 15 ngày/lần thay vì 10 ngày, đồng thời, sẽ  được tính theo giá bình quân giá 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ (30 ngày). Đây là điểm đang gây tranh cãi nhiều nhất giữa các Bộ và doanh nghiệp.

Chia sẻ với chúng tôi, SaigonPetro cho biết, với cách tính mới, thị trường xăng dầu sẽ phát sinh kịch bản, giá bán lẻ xăng dầu sẽ tăng vào giữa lúc giá thế giới trong 10-15 ngày qua đang đi xuống, bởi vì giá 15 ngày trước đó, tức nửa đầu chu kỳ dự trữ ở mức cao.

Ngược lại, với lý do tương tự, khi giá thế giới đang tăng thì giá xăng dầu trong nước lại giảm.

Áp dụng cách tính mới với diễn biên giá xăng dầu 30 ngày qua, từ ngày 18/3 đến 16/4, SaigonPetro cho rằng có sự chênh lệch rất lớn.

Nếu tính theo 15 ngày đầu, giá xăng bình quân là 115,12 USD/thùng, giá dầu diesel là 121,19 USD/thùng. So với giá cơ sở, giá xăng bán lẻ lỗ 114 đồng và dầu diesel lỗ 19 đồng.

Nhưng nếu tính theo 15 ngày cuối chu kỳ, giá xăng bình quân là 116,7 USD/thùng, dầu diesel là 121,97 USD/thùng. Khi đó, giá xăng sẽ lỗ nặng hơn, tới hơn 382 đồng/lít, và giá dầu diesel lỗ tới hơn 136 đồng/lít.

Như vậy, thay vì tăng giá xăng gần 382 đồng/lít thì doanh nghiệp sẽ chỉ được phép tăng giá xăng hơn 114 đồng; dầu diesel cũng tương tự, sẽ chỉ được tăng 19 đồng/lít thay vì 136 đồng/lít.

Dường như, tình huống này sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu thị trường xăng dầu diễn ra chiều ngược lại, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi lớn khi phải chấp nhận mức giá tăng cao hơn thời điểm hiện tại; hoặc, chỉ được hưởng mức giá giảm nhẹ hơn so với mức giảm của thế giới; thậm chí, có thể không được giảm trong khi giá thế giới đã giảm mạnh.

Đó là chưa kể, các doanh nghiệp nhỏ có thể lợi dụng điểm hở này để làm ăn chộp giật, gây cạnh tranh không lành mạnh.

SaigonPetro phân tích, trường hợp thứ 3, giá 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ đang tương ứng với giá bán trong nước thì giá sẽ được giữ nguyên, trong khi đó, thực tế, giá xăng dầu của 10 đến 15 ngày gần nhất so với hiện tại có thể đang biến động bất thường.

Nếu là xu hướng giảm, những doanh nghiệp nhỏ sẽ tranh thủ nhập hàng, tăng thù lao cao về để đẩy hàng bán ngay, hưởng chênh lệch lớn kiếm lời. Các doanh nghiệp lớn sẽ buộc phải tăng thù lao theo để giữ thị phần, chấp nhận lỗ. Còn khi giá thế giới đang có xu hướng tăng cao, nhưng do giá bán lẻ không được tăng, những DN này có thể bỏ thị trường, không nhập hàng.

Đây là điều đã thường xảy ra trên thị trường hiện nay trong khi Nhà nước không kiểm soát được việc chấp hành dự trữ lưu thông đủ 30 ngày của doanh nghiệp.

Lo ngân sách phải bù chi phí cho doanh nghiệp

Trước đó, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cũng đã thừa nhận, một trong những sự bất hợp lý của Nghị định 84 hiện nay là quy định tính giá xăng dầu dựa trên biến động 30 ngày đã tạo ra độ trễ giữa giá trong nước và giá thế giới. Đây cũng là lý do mà chu kỳ tính giá được rút ngắn lại.

Trên thực tế, hiện vẫn có ý kiến trái chiều nhau giữa các bộ này. Là đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định 84, Bộ Công Thương đề xuất phương án như trên với lý do, nếu áp dụng phương án 2, tính giá theo 15 ngày cuối chu kỳ, sát ngày tính giá thì tuy sát diễn biến thế giới nhưng Nhà nước sẽ phải bù đắp chi phí cho doanh nghiệp tồn kho 15 ngày đầu. Mức bù đắp này là giá vốn 15 ngày đầu với lãi suất ngân hàng, chênh lệch tỷ giá nếu có.

Nếu tính theo phương án 1, Nhà nước không phải bỏ chi phí như vậy.

Thêm vào đó, Bộ Công Thương cho hay, thực tế từ khi doanh nghiệp mua hàng cho đến khi vận chuyển về Việt Nam, làm xong thủ tục hải quan và nhập về kho dự trữ cũng phải mất từ 7-15 ngày. Hay nói cách khác, xăng dầu bán ra thị trường chính là xăng dầu của 7-15 ngày trước đó. Do vậy, cách tính giá theo 15 ngày đầu là phù hợp thực tế hơn.

Hơn nữa, do đã rút ngắn lại 15 ngày nên chắc chắn, cách tính mới dựa trên dữ liệu 15 ngày đầu vẫn sẽ cho giá bán xăng dầu sát thế giới hơn so với cách tính 30 ngày của Nghị định 84 hiện hành.

Tuy nhiên, không chỉ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng bày tỏ ý kiến không đồng tình với Bộ Công Thương. Bộ Tài chính cho rằng, trong 30 ngày chu kỳ dự trữ, có những thời điểm mà diễn biến giá 15 ngày đầu ngược chiều với 15 ngày cuối. Nghị đinh mới nên tiếp thu ý kiến của Hiệp hội xăng dầu, người tiêu dùng, các cơ quan quản lý, có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá thế giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, nên lấy giá 15 ngày sát ngày tính giá để phản ánh chính xác hơn xu thế biến động của thế giới. Khi đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ sẽ kịp thời, tránh phản ứng tiêu cực từ dư luận khi giá thế giới đã giảm mạnh, giá trong nước chậm giảm.  

“Cách làm này mới ở dự thảo trên là không theo tiền lệ của bất kỳ nước nào trên thế giới khi thực hiện theo giá thị trường, ngay cả có sự điều hành của nhà nước”, đại diện SaigonPetro nói.

Theo Phạm Huyền

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che