Nghiên cứu cho thấy không chỉ thực phẩm tự chế biến duy nhất bị ảnh hưởng bởi giá lương thực tăng, các khoản khác sẽ thay đổi bao gồm việc đi ăn ngoài, quần áo mới, giải trí, du lịch.
Với dân số thuộc tầng lớp trung lưu tăng khoảng 70 triệu người mỗi năm và giá lương thực ước tính tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. Và có đến 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết giá tăng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu sinh hoạt của gia đình”. Đây là kết quả mới nhất của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen để nghiên cứu phản ứng của người tiêu dùng trên khắp thế giới khi giá thực phẩm tăng.
Khi giá lương thực tăng, 13% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ sẽ mua rau quả nhiều hơn, 9% sẽ dự trữ các loại ngũ cốc trong nhà. Hơn một nửa số người phỏng vấn nói họ vẫn sẽ mua như bình thường các loại thịt và gia cầm, cá và hải sản, sản phẩm sữa… Gần 2/3 sẽ giảm mua kẹo, bánh và các loại đồ ngọt, nước uống có ga, đồ uống có cồn…
Theo Tú Uyên
Pháp luật TPHCM