Hiệp hội mía đường: ‘Nhà máy, nông dân đang gắng gượng hạ giá thành’
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 216
Hôm qua: 3938
Tổng số: 8846757
 

 
 

Cập nhật lúc: 3/17/2015 8:11:16 AM
Buôn lậu, chênh lệch giá, bất cập chính sách... là những lý do được VSSA đưa ra để lý giải cho tình trạng cả người nhà sản xuất lẫn người trồng mía đều phải chật vật để tồn tại hiện nay.

Trước nhiều ý kiến về những yếu kém của ngành mía đường được cả dư luận lẫn cơ quan quản lý đề cập thời gian qua, VSSA vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lý giải.

Thừa nhận giá thành sản xuất nội địa cao hơn so với một số nước, trong đó có mía đường tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai, Chủ tịch VSSA - NguyễnThành Long khẳng định vấn đề nằm ở khâu nguyên liệu. So sánh với Thái Lan - thị trường tương đồng với Việt Nam, vị này cho rằng trong khi người Thái chỉ mất 6.000-7.000 đồng tiền mía cho một kg đường thì con số tại Việt Nam là 8.000-10.000 đồng. Mức chênh lệch xuất phát từ đặc thù sản xuất nông nghiệp mỗi nước, điều mà nông dân và nhà máy cần có thời gian để khắc phục.

DSC-0206-copy-4317-1426509226.jpg

VSSA cho rằng cơ quan quản lý cần có chính sách hợp lý về giá đường để nhà máy, nông dân và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Trong khi đó tại Lào, giá đường của Hoàng Anh Gia Lai thấp là nhờ có sẵn vùng nguyên liệu, sản xuất không bao gồm chi phí lợi nhuận cho nông dân. Ngoài ra, chi phí đầu tư vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy, doanh nghiệp của Bầu Đức phần nào được bù đắp một phần bởi chính sách hỗ trợ đầu tư. 

"Hoàng Anh Gia Lai không xây dựng nhà máy đường tại Việt Nam mà phải sang Lào đầu tư. Chính là do điều kiện nông nghiệp và chính sách của Lào vượt trội và hấp dẫn hơn. Họ đã tìm thấy từ những chính sách ưu đãi của Lào là nền tảng để sản xuất được đường có giá cạnh tranh", VSSA cho hay.

Về sự chênh lệch giữa giá đường nội với nhập khẩu, VSSA cho rằng, tại Thái Lan (nước có số lượng lớn đường nhập lậu vào Việt Nam), giá bán lẻ dao động 17.000 – 21.000 mỗi kg, tương đương với giá bán tại Việt Nam. Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá buôn và bán lẻ tại thị trường nội lại rất lớn - từ 5.000 đến 8.000 đồng một kg.

"Chênh lệch này các nhà máy đường không được hưởng và thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành công thương. Thực tế các nhà máy đường không thể tạo ra hệ thống bán lẻ hết sản lượng sản xuất, mà phải qua mạng lưới tiêu thụ chung đã được xã hội hóa", vị này khẳng định.

Theo VSSA, giá bán đường thành phẩm trên thị trường chính là căn cứ để các nhà máy đưa ra giá thu mua tại vùng nguyên liệu. Khi giá đường tốt thì cả nông dân và nhà máy cùng hưởng, giá đường thấp thì cả 2 cùng chịu. "Trong điều kiện ngành còn nhiều khó khăn như hiện nay, cả nhà máy và nông dân đang phải gắng gượng, hạ giá thành để cạnh tranh với đường nhập lậu", ông nói.

Vị này cho rằng giá cả ổn định, lợi ích đầu tiên thuộc về người tiêu dùng. Song thực tế giá bán buôn giảm nhưng bán lẻ và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu đường không giảm cũng là vấn đề cần xem lại.

Về đề xuất nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào trước đó của Bộ Công Thương, VSSA tái khẳng định không phản đối. Tuy nhiên, Hiệp hội đề nghị cơ quan quản lý làm theo nguyên tắc: nhập 100% đường thô, khấu trừ hạn ngạch trong năm, tổ chức đấu thầu, thời điểm nhập sau vụ ép mía kết thúc, không miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu. Theo VSSA, những đề nghị trên theo đúng cam kết Việt Nam đã ký kết khi hội nhập, nhằm minh bạch thị trường, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi. 

Thành Tâm

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che