Kiên quyết bỏ hơn 3.500 giấy phép con quấy rầy doanh nghiệp
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 108
Hôm qua: 2075
Tổng số: 8833876
 

 
 

Cập nhật lúc: 6/23/2016 8:42:51 AM
Trong quá trình rà soát, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng nếu nằm ở ranh giới giữa điều kiện kinh doanh với quy chuẩn, quy phạm... thì quan điểm là thà bỏ sót còn hơn đưa vào nghị định để trói buộc doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa chủ trì cuộc họp ngày 22/6 với các bộ, ngành về tình hình, tiến độ và kết quả xây dựng các Nghị định quy định thi hành Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Đây là cuộc họp mà lãnh đạo 17 bộ, ngành cùng ngồi lại rà soát lần cuối với lãnh đạo VCCI, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) dự thảo các Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, trước khi trình Chính phủ tại cuộc họp chuyên đề do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào hôm nay (23/6). Trên cơ sở chuẩn bị của các bộ, hiện đã có 51 Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết 2 luật nêu trên, trong đó Bộ Tư pháp đã thẩm định 49 nghị định. Còn 2 nghị định thuộc Bộ Quốc phòng và Kiểm toán Nhà nước đang trong quá trình triển khai.

hon-3500-giay-phep-con-trai-luat-se-duoc-loai-bohang-ngan-giay-phep-con-troi-buoc-doanh-nghiep-lau-nay-cua-cac-bo-nganh-se-duoc-do-bo-tu-1-7-toi-khi-nghi-dinh-thi-hanh-chi-tiet-trien-khai-luat-dau-tu-luat-doanh-nghiep-sua-doi-co-hieu-luc

Hơn 3.500 giấy phép con hành doanh nghiệp sẽ được loại bỏ từ 1/7 tới

Nhấn mạnh đến chất lượng của các nghị định hướng dẫn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng cho rằng, các văn bản được ban hành ra phải đi vào thực tiễn cuộc sống với tinh thần là cởi trói, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp để đầu tư phát triển, bỏ giấy phép con. Những quy định nếu thấy không phải là những điều kiện kinh doanh thì đều phải gạt bỏ trước khi trình Thủ tướng ký ban hành.

“Chúng ta đảm bảo về tiến độ nhưng cũng đảm bảo về chất lượng. Ranh giới giữa điều kiện kinh doanh với quy chuẩn, quy phạm thì quan điểm là thà bỏ sót còn hơn đưa vào nghị định để trói buộc”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu.

Mang đến cuộc họp với các bộ, ngành báo cáo rà soát dày hơn 300 trang góp ý vào 311 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận được tới 21h ngày 21/6, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết đã kiến nghị bỏ 75 điều kiện kinh doanh được coi là không còn cần thiết, sửa đổi 127 điều kiện và nhiều kiến nghị khác được quy định trong 49 nghị định mà Bộ Tư pháp đã thẩm định.

Lãnh đạo VCCI đề nghị, những điều gì còn băn khoăn giữa tiền kiểm và hậu kiểm thì chuyển hết sang hậu kiểm. Nếu còn băn khoăn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật thì chuyển sang tiêu chuẩn kỹ thuật.

“Riêng quy chuẩn, quy phạm, Nhà nước cũng chỉ nên tham gia quy định một số, còn lại để xã hội, thị trường quy định, trước hết là các hiệp hội nghề nghiệp quy định và các doanh nghiệp tự công bố”, Chủ tịch VCCI nêu quan điểm.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bản báo cáo này chia sẻ, “rất khích lệ khi phần lớn các kiến nghị mà VCCI đưa ra đều được các bộ, ngành đồng ý, chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại vì quá gấp gáp, chắc chắn còn lọt, sót rất nhiều, nhiều nghị định quan trọng chưa kịp mổ xẻ”.

Còn khoảng một tuần nữa là tới mốc 1/7 - thời hạn quy định các điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành quy định trong Thông tư không còn hiệu lực nếu không đưa lên thành Nghị định.

Như vậy, sẽ có khoảng 3.500 điều kiện kinh doanh ban hành chưa đúng thẩm quyền có thể được loại bỏ khỏi nền kinh tế. Và hiện “cuộc đua” nâng cấp thông tư lên thành nghị định đang bước vào giai đoạn nước rút.

Thực tế, việc hợp thức các điều kiện kinh doanh quy định tại thông tư của các bộ, ngành đã tạo ra những “siêu” nghị định. Nói là loại bỏ, song thực chất chỉ là sự tổng hợp, lắp ghép và đưa tất cả các quy định tại nhiều thông tư khác nhau vào chung một nghị định. Đơn cử, trong quá trình rà soát của mình Bộ Công Thương đã tích hợp 23 thông tư vào trong một nghị định, hay Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn gộp 39 thông tư vào một Nghị định.

Cũng chính vì phải làm cho kịp tiến độ, nên dự thảo các “siêu” nghị định này không được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, thời gian thẩm định cũng bị rút ngắn. Tuy vậy, các chuyên gia đều chung nhận định, các điều kiện kinh doanh được đưa vào các “siêu” nghị định này cần phải giải trình công khai, không chỉ cho Chính phủ, mà với ngay cả đối tượng chịu tác động là các doanh nghiệp.

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che