Làng nghề Việt mất thương hiệu vì công nghiệp phụ trợ yếu kém
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 597
Hôm qua: 2411
Tổng số: 8872850
 

 
 

Cập nhật lúc: 9/8/2014 10:41:17 AM
Khi làng nghề nhập khẩu mọi thứ từ A đến Z thì lại là câu chuyện khác. Khi đó người thợ thủ công vốn nổi tiếng khéo léo trở thành người thợ lắp ráp, gia công giản đơn đến trẻ con cũng làm được.

Liên quan đến việc hàng loạt các làng nghề Việt hiện nay phát triển theo hướng lắp ráp, gia công thậm chí trở thành điểm trung chuyển của hàng Trung Quốc khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một hướng đi cực kì xấu của của các làng nghề Việt trong thời kì mới.

Để làm rõ hơn vấn đề này tới độc giả, PV đã có cuộc gặp gỡ với PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công Thương.

PV: Được biết hiện nay rất nhiều các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã trở thành công xưởng gia công, lắp ráp, điểm trung chuyển của hàng hóa Trung Quốc. Ông nghĩ như thế nào về xu hướng mới này của làng nghề Việt?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Đó là thực tế không chỉ của làng nghề mà còn là vấn nạn chung của nền kinh tế Việt Nam. Nói về lợi ích, Việt Nam là quốc gia nhỏ bên cạnh nước láng giềng lớn là Trung Quốc, chúng ta được mua nguyên liệu với giá rẻ, có một thị trường xuất khẩu lớn, học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm. Chính vì vậy, ai cũng có thể nhìn thấy đó là sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc khiến mất tự chủ kinh tế.

Nói về trường hợp của làng nghề truyền thống, việc phụ thuộc vào nguyên liệu giá từ Trung Quốc là lẽ tất yếu. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá sâu đến mức nhập khẩu nguyên liệu rồi đến nhập khẩu công đoạn thì các làng nghề đang tự đánh mất mình. Đây là một xu hướng tiêu cực trong phát triển làng nghề Việt.

PV: Như vậy là đang có sự phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Chính xác là như vậy, phần lớn nguyên liệu cho các làng nghề là chúng ta nhập từ Trung Quốc. Việc phụ thuộc này từ xưa đã như vậy, rất khó để thoát ra khi nguyên liệu từ Trung Quốc mặt bằng giá rất rẻ. Khi nhập khẩu các nguyên liệu này, các làng nghề đã giảm bớt được rất nhiều công đoạn để chỉ tập trung vào gia công sản phẩm hoàn chỉnh.

Chưa kể, các làng nghề từ làm da giày, thủ công mỹ nghệ, hoa giả, lụa, gốm sứ…dần bán mình cho Trung Quốc và chuyên về lắp ráp, gia công. Nhiều làng nghề còn trà trộn hàng Trung Quốc thành thương hiệu của làng nghề. Lợi ích kinh tế lớn các làng nghề Việt chạy theo cũng là một điều dễ hiểu.

PV: Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến sự lệ thuộc này?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Trung Quốc là công xưởng của thế giới, hàng hóa-nguyên liệu vô cùng phong phú. Họ chấp cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Xét về vị trí địa lý, chúng ta là một nước nhỏ bên cạnh một nước lớn thì việc ảnh hưởng cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, ở cạnh Trung Quốc mà chúng ta chỉ là cái bóng của họ, sao chép y nguyên thậm chí là học hỏi cách làm giống như họ thì không thể phát triển được. Thêm vào đó, nền công nghiệp phụ trợ phục vụ cho làng nghề còn yếu kém, không cung cấp được nguyên liệu cho làng nghề.

Có một số mặt hàng công nghiệp phụ trợ có thể cung cấp như: thuộc da, mỹ nghệ, sản xuất nylon…thế nhưng việc sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu đã đẩy giá thành các nguyên liệu này lên cao dẫn đến các làng nghề từ chối hợp tác và tìm hướng nhập khẩu do giá rẻ hơn.

PV: Các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề được tạo ra trong xu hướng mới này có được coi là sản phẩm truyền thống của Việt Nam?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Làng nghề là truyền thống, sản phẩm thủ công của làng nghề được gọi sản phẩm truyền thống. Sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề luôn được coi là sự tinh túy, kết tinh những tinh hoa của văn hóa Việt dưới bàn tay khéo léo của người thợ. Việc nhập khẩu nguyên liệu ở trong một mức độ nào đó thì không liên quan đến tính truyền thống, đặc trưng của sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập quốc tế khó có thể tránh khỏi việc nhập nguyên liệu.

Tuy nhiên, khi làng nghề nhập khẩu mọi thứ từ A đến Z thì lại là câu chuyện khác. Khi đó người thợ thủ công vốn nổi tiếng khéo léo trở thành người thợ lắp ráp, gia công giản đơn đến trẻ con cũng làm được. Và như vậy thực chất đó chỉ là sản phẩm gia công không được gọi là sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam được.

PV: Theo ông, phải làm sao để thoát khỏi sự lệ thuộc này?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Việc thoát khỏi lệ thuộc là điều hoàn toàn không thể. Trên thế giới nhiều nước hô hào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc nhưng không nước nào có thể thực hiện triệt để được.

Chúng ta đang có thời cơ để hạn chế sự phụ thuộc này khi thời gian vừa rồi Việt Nam tham gia khá nhiều các hoạt động về thương mại quốc tế. Không còn cách nào khác phải chạy đua phát triển công nghiệp hỗ trợ. Những năm gần đây Chính phủ đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, ngân hàng mở rộng đầu tư…nhưng chưa đem lại kết quả nhiều. Cạnh tranh với Trung Quốc quan trọng phải tìm ra điểm mạnh của mình chứ không phải lặng lẽ đi theo như cái bóng của họ.

Tôi lấy ví dụ, muốn phát triển thủ công mĩ nghệ cần tre, song mây, phụ kiện. Tuy nhiên, ngay cả song mây, tre chúng ta cũng đi nhập.

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, vùng nguyên liệu không phải ngày một ngày hai. Cần có một chính sách bài bản, dài hơi, sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp, ngân hàng đầu tư vốn. Các doanh nghiệp hỗ trợ phải chuyên môn hóa từng lĩnh vực, đổi mới dây chuyền công nghệ, phối hợp nhuần nhuyễn với các làng nghề truyền thống của Việt Nam tạo ra liên kết 3 nhà hợp lực: nhà nước – làng nghề- doanh nghiệp.

Đặc biệt, liên kết này không được quay lưng lại với nhau. Thời gian qua, khi giá cả xuống thấp doanh nghiệp không mua của nông dân, ngân hàng không cho vay vốn, nhà khoa học không dầu tư nghiên cứu, nhà nước hô hào là chính.

Xin cám ơn ông!

 


Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che