Luẩn quẩn ngành chăn nuôi
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 7638
Hôm qua: 3773
Tổng số: 8896649
 

 
 

Cập nhật lúc: 3/26/2013 10:12:12 AM
Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng tốp đầu thế giới về xuất khẩu như cà phê, cá tra, hồ tiêu, hạt điều, gạo, tôm. Thế nhưng, ngành chăn nuôi lại lẹt đẹt.
Luẩn quẩn ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi không chỉ khó có thể xuất khẩu mà còn bị nước ngoài khống chế cả về con giống, thức ăn. Mấy năm nay, lượng thịt nhập khẩu ngày càng tăng khiến người chăn nuôi trong nước luôn khốn đốn. Từ sau tết, giá thịt giảm trở lại, một lần nữa người chăn nuôi đứng trước nguy cơ phá sản.

 

Khi “chuỗi” quá dài…

 

Theo ông Đàm Văn Hoạt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm, TPHCM), chưa thấy ở đâu mà chuỗi giá trị trong chăn nuôi lại dài như Việt Nam. Ông dẫn chứng, thức ăn chăn nuôi từ nhà máy chế biến phải qua 2 - 3 đại lý mới đến người nuôi. Lúc này giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 15% - 20%. Khi heo xuất chuồng phải qua thương lái mới đến lò giết mổ, từ đó đưa ra chợ đầu mối mới về chợ lẻ hay cửa hàng, lúc đó mới đến tay người tiêu dùng. Một lần nữa giá lại bị đội lên.

 

Một ví dụ dễ thấy, giá heo hơi xuất chuồng chỉ có 38.000 đồng/kg, nhưng khi bán ở chợ lên đến 50.000 - 60.000 đồng/kg. Chỉ riêng ở TPHCM, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 10.000 con heo hơi, như vậy có khoảng 20 tỷ đồng rơi vào khâu trung gian mà lẽ ra phần lớn số tiền này phải là của người chăn nuôi và khi đến tay người tiêu dùng giá sẽ được giảm xuống. Như vậy, chuỗi giá trị này đã phải qua 7 - 8 tầng nấc mới đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, dù heo, gà hay trứng xuất chuồng từ sau tết đến nay giá giảm mạnh, rất rẻ nhưng tại các chợ, cửa hàng không vì thế mà giảm, ngược lại vẫn đứng với giá cao.

 

Nhiều người đặt câu hỏi, có bất công hay không khi giá heo, trứng lên cao thì nhiều ngành chức năng tìm cách giảm giá xuống, nhằm bình ổn thị trường, không để ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng, góp phần hạn chế lạm phát. Thế nhưng, giá heo, gà, trứng giảm mạnh, dưới giá thành kéo dài hàng 7 - 8 tháng như năm 2012, khiến người chăn nuôi, kể cả doanh nghiệp, trang trại lớn phải lao đao. Từ sau tết đến nay, giá heo giảm trở lại, chỉ còn 37.000 - 38.000 đồng/kg mà không thấy cơ quan nhà nước nào vào cuộc bàn biện pháp cứu người chăn nuôi. Nguy cơ phá sản luôn cận kề với người chăn nuôi, khiến ngành này luôn bấp bênh và đó cũng là lý do để thịt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam nhiều hơn.

 

Ông Chamnan, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam cảnh báo, năm 2015 khi ASEAN là thị trường chung mà Việt Nam vẫn chưa giải bài toán này, nhiều khả năng lúc đó người tiêu dùng sẽ ăn cả trứng gia cầm nước ngoài, nói chi đến thịt heo, gà nhập khẩu như hiện nay.

 

 

Nhiều tiêu cực phí

 

Một nghịch lý khác của ngành chăn nuôi, mỗi năm các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi phải bỏ ra trên 3 tỷ USD để nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như 1,6 triệu tấn bắp (ngô); 3,3 triệu tấn khô dầu đậu nành (đậu tương); 426.000 tấn bột xương; 2,4 triệu tấn lúa mì… Trong số này có những sản phẩm Việt Nam xuất khẩu như bắp, khoai mì (sắn), dừa... Ông Lê Trung Ngươn, Phó Giám đốc Công ty AFIEX (An Giang), Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, ngay cả cám gạo, dừa, khoai mì nhà máy cũng phải nhập khẩu với giá cao, trong khi những loại sản phẩm thô này lại xuất khẩu với giá thấp. Đây là điều bất cập trong công tác quản lý nhiều năm qua nhưng vẫn chưa điều phối sao cho hợp lý.

 

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, mỗi năm chúng ta xuất hơn 3,4 tỷ USD gạo, nhưng lại nhập hơn 3 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong khi chăn nuôi và trồng trọt có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 2 năm nay, xuất khẩu gạo luôn gặp khó khăn về thị trường và giá cả, vậy tại sao nhà nước không mạnh dạn tính tới chuyện chuyển đổi cây trồng, quy hoạch vùng cây nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mà cũng là cách để nâng cao thu nhập cho người nông dân.

 

Bài học của việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là sự biến động giá nguyên liệu. Giá thức ăn chăn nuôi Việt Nam cao hơn các nước khu vực khoảng 20% cũng là từ nguyên nhân của việc nhập khẩu. Theo ông Lê Bá Lịch, giá nguyên liệu trước khi nhập về các cảng của Việt Nam và Trung Quốc không chênh nhau, nhưng sau khi qua cảng là bắt đầu gánh hàng loạt phí. Bởi sự gây khó của các cơ quan chức năng, phát sinh nhiều tiêu cực phí nên làm đội giá thành thức ăn chăn nuôi. Đó là chưa tính đến hạ tầng yếu kém.

 

Ông Lê Bá Lịch dẫn chứng trường hợp, trong danh mục xuất nhập khẩu từ 2009-2012, mặt hàng thức ăn bổ sung, phụ gia được Bộ Tài chính xếp vào mã thuế 2309 (chế phẩm trong chăn nuôi động vật: chất bổ sung thức ăn) có mức thuế 0%. Nhưng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan lại xếp vào mã số 3302 (loại khác của hỗn hợp chất thơm… dùng sản xuất đồ uống cho người) phải đóng thuế 5% và bắt truy thu thuế doanh nghiệp.

 

Dù có khiếu nại, doanh nghiệp đều phải nộp thuế xong mới được xem xét. Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã gửi công văn khiếu nại lên Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã chuyển về Cục Kiểm tra sau thông quan, nhưng đến nay hơn 1 năm chưa nhận được phản hồi. Đây là một trong nhiều sự việc bị chìm xuồng, đến mức, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi nhắc nhở các DN không nên đi cửa sau để giải quyết. Nếu không, tiêu cực tiếp tục có đất sống.

Theo Công Phiên

SGGP

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che