Mía Cà Mau bị đốt bỏ đã được tiêu thụ trở lại
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1968
Hôm qua: 2061
Tổng số: 8857091
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/18/2014 11:55:50 AM
Xí nghiệp đường Cà Mau chính thức thu mua lại mía nguyên liệu cho nông dân sau một thời gian thông báo ngừng mua dẫn đến tình trạng người dân phải đốt bỏ.

Ngày 17/11, ông Vưu Văn Út, Giám đốc Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty CP mía đường Tây Nam) cho biết, mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn gửi Mía đường Tây Nam với nội dung thống nhất chưa áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tạm thời đình chỉ hoạt động; cho phép tiếp tục hoạt động đến hết vụ ép năm 2014-2015 nhằm tiêu thụ hết mía cho người dân trong vùng, Công ty đã quyết định nối lại công tác thu mua.

mia-5914-1416209369.jpg

Giá thu mua mía hiện chỉ 400 đến 550 đồng một kg, nhưng người dân vẫn rất phấn khởi.

“Hiện tại chúng tôi đã có thông báo đến người dân trồng mía trong huyện Thới Bình và huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang để bà con có kế hoạch thu hoạch. Nhà máy bắt đầu hoạt động lại ngay tuần này”, ông Út nói.

Vài tuần trước đó, hơn 1.800 ha mía nguyên liệu của người dân ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bước vào vụ thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ. Nguyên nhân là do Xí nghiệp đường Cà Mau - đơn vị duy nhất thu mua mía của 1.700 hộ trên địa bàn Cà Mau và khoảng 2.300 hộ ở tỉnh giáp ranh là Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 3.736 ha, bị Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xử phạt 360 triệu đồng vì không hoàn thành việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, dẫn đến Công ty đã quyết định tạm đóng cửa nhà máy. 

Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình thông tin, quyết định này khiến người dân trồng mía tại địa phương rất hoang mang. Một số hộ dân (chủ yếu ở xã Trí Lực) đã đốt bỏ mía, đưa nước mặn vào nuôi tôm. “Chỉ mấy tháng gần đây, diện tích trồng mía của huyện đã bị phá bỏ thêm khoảng 90ha”, ông Hoàng nói. 

Theo người dân, dù giá mía ở thời điểm hiện tại chỉ từ 400 đến 550 đồng một kg, nhưng bà con vẫn phấn khởi vì bán được.  Ông Trần Văn Tuấn, ngụ xã Biển Bạch, huyện Thới Bình chia sẻ: “Vốn liếng đã đầu tư hết vào ruộng mía, nếu giờ bán không được coi như đổ nợ”.

Trước tình hình này, UBND tỉnh đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Thủ tướng Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động để tiêu thụ mía nguyên liệu của người dân trên địa bàn.

Phúc Hưng

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che