Mô hình nuôi chuột đồng: Nơi cấm, nơi để
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 219
Hôm qua: 4156
Tổng số: 8908137
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/2/2012 6:01:01 AM
Gần đây tại ĐBSCL xuất hiện một số mô hình nuôi chuột đồng rất mới cho thu nhập cao. Tuy nhiên, việc chăn nuôi này tiềm ẩn rủi ro, bất trắc, có thể gây hại cho mùa màng nếu chuột sổng chuồng.
 
Gần đây tại ĐBSCL xuất hiện một số mô hình nuôi chuột đồng rất mới cho thu nhập cao. Tuy nhiên, việc chăn nuôi này tiềm ẩn rủi ro, bất trắc, có thể gây hại cho mùa màng nếu chuột sổng chuồng.

 

Nơi thì cấm…

Vừa qua, Đoàn cưỡng chế liên ngành của huyện Tịnh Biên (An Giang) đã tiến hành cưỡng chế, tiêu diệt đàn chuột trên 180.000 con đang nuôi tại trang trại của các hộ ông Huỳnh Văn Kha và Phan Văn Giỏi (ngụ khóm Xuân Bình, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên). 

Ông Lâm Văn Bá, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc cưỡng chế tiêu hủy gấp đàn chuột trên là do chủ trang trại nuôi chuột không xin phép và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang.

 

Trước đó, ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng và UBND huyện Tịnh Biên trong ngày 17/7 phải cấp tốc tiêu hủy hết đàn chuột nuôi trên. Việc tiêu hủy này phải nằm dưới sự giám sát của Sở NN&PTNT vàSởTN&MT… Để cưỡng chế diệt đàn chuột này, các cơ quan chức năng đã chọn cách phun nước đầy vào trại nuôi cho chuột chết.

Theo ông Phạm Văn Ngon, Chủ tịch UBND thị trấn Tịnh Biên, khi hay thông tin trên địa bàn đang có mô hình nuôi chuột, nhiều bà con nông dân hoang mang, chính quyền địa phương đã đến khảo sát tiến hành lập biên bản không cho nuôi. Đồng thời khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn không nên tự ý chuyển đổi sang mô hình nuôi chuột dễ gây nguy cơ thất bát mùa màng.

Còn ông Phan Văn Giỏi - chủ trang trại, cho biết: Trang trại chuột này được hùn vốn của nhiều người, theo mô hình nuôi chuột - cá - cây, rộng trên 1ha. Bao quanh trang trại được xây bằng tường gạch cao 1,2m; dưới mặt đất tráng lớp xi măng dày phòng ngừa chuột đào hang thoát ra ngoài. 

Trước đây gần 3 tháng, các ông đã thả nuôi 3 tấn chuột giống trong trang trại này và chuột phát triển rất tốt. Theo tính toán thì khi chuột lớn, ông sẽ bán cho các nhà hàng đặc sản.

Thế nhưng, sau đó Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tịnh Biên xuống kiểm tra và yêu cầu những người nuôi trong vòng 4 tháng phải bán hết đàn chuột. Nhưng chỉ hơn 1 tuần sau, cán bộ trạm lại xuống yêu cầu trong 1 tháng phải bán hết chuột. Mặc dù tích cực bán nhưng nhóm của ông Giỏi chỉ bán được vài tạ cho các nhà hàng. Nguyên nhân do nhà hàng chê chuột còn nhỏ, phải thêm một thời gian nữa mới thịt được…

 

Nơi thì để...

Trong khi ở An Giang cấm nuôi chuột, thì ông Mai Chí Đệ (ngụ xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi chuột đồng ở đây… Ông Đệ đã bỏ ra 35 triệu đồng để đầu tư cho chuồng trại diện tích trên 350m2và thả nuôi 6.000 con.

Là một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nên trước khi xây dựng mô hình, ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi về đặc tính hoang dã của loài gặm nhấm này. Do đó, ông đã xây dựng chuồng có nền tráng xi măng, tường gạch và tôn để vừa bảo đảm chuột không ra ngoài, vừa tạo được môi trường tự nhiên, gồm đất cát, cây khô, hang hốc… cho chuột hoạt động thoải mái và sinh sản tự nhiên như môi trường hoang dã.

Điều đầu tiên mà ông nghĩ đến là thức ăn cho chuột và vệ sinh chuồng trại theo mô hình an toàn sinh học. Để chuột mau lớn và tránh được dịch bệnh, ông chỉ cho chuột ăn rau củ, như: khoai lang, khoai mì, dưa chuột…

Theo tính toán của ông Đệ, cứ sau 2 tháng có thể xuất bán một lần khoảng 1 tấn chuột thương phẩm, sau khi trừ hết các chi phí còn lời khoảng 40 triệu đồng. Ông cũng cho biết phân chuột bón rau màu rất tốt. Nhờ vậy mà vườn rẫy nhà ông lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn. Từ kết quả nuôi đầu tiên của hộ ông Đệ, hiện nay khu vực huyện Cờ Đỏ đã tăng lên gần chục hộ nuôi chuột đồng.

Ông Đệ tin tưởng vào mô hình mới mẻ và độc đáo này, vì theo ông, con chuột tuy sống ngoài thiên nhiên nhưng khi đưa vào chuồng trại nó vẫn thích nghi, dễ nuôi, mau lớn, ít tốn kém, đầu ra lại mạnh. Nhiều chủ nhà hàng, quán ăn và thương lái trên địa bàn và TP HCM đã đến tận nhà thu mua với giá khá cao nên ông không sợ mất giá. Nhiều người còn cho rằng thịt chuột hiện nay được coi là đặc sản nên lúc nào cũng khan hiếm…

Một số người sau khi tham quan đều có nhận xét: Đây là một mô hình bước đầu có hiệu quả, chúng ta cần nhân rộng thêm để phát triển kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho một số nông dân chuyển dịch sang mô hình nuôi chuột kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng có người tỏ ra dè dặt và thận trọng vì họ cho rằng chuột nuôi tập trung lâu ngày có thể gây ra môi trường bẩn thỉu, mầm bệnh có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên cần nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp về vệ sinh an toàn chuồng trại…

Việc nhân, nuôi chuột là hành vi vi phạm pháp luật đã được nghiêm cấm tại Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001 nên mọi công dân phải chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, hộ ông Phan Văn Giỏi nuôi chuột tại khu vực sản xuất lúa 3 vụ ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang) bị nghiêm cấm.

Theo Đức Văn

CAND

 

 


 

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che