Náo loạn phân bón: Có kiện cũng thua!
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 797
Hôm qua: 3773
Tổng số: 8889808
 

 
 

Cập nhật lúc: 7/27/2013 5:15:31 AM
Bức xúc trước tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, phân bón quảng cáo “lập lờ đánh lận con đen”, nông dân đi kiện nhưng cuối cùng trắng tay vì không đủ chứng cứ! Sản phẩm NPK 20-20-15 lôm côm “đủ màu” bắt mắt
Sản phẩm NPK 20-20-15 lôm côm “đủ màu” bắt mắt
Nào ai hay, một nông dân đã bỏ công sức nhiều tháng liền đến các cơ quan chức năng khiếu kiện về việc sử dụng phân kali giả nhưng cuối cùng “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì không đủ chứng cứ. Đó là ông Hồ Văn Hạnh ở tổ dân phố (TDP) 10, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.

Theo trình bày của ông Hạnh, vào đầu năm 2012 ông đến cửa hàng đại lý phân bón Quốc Hưng ở TDP 4A mua 1 bao phân urê và 1 bao phân kali để bón cho 3 sào dưa tết và 4 sào lúa ĐX 2011-2012. Tuy nhiên đến khi thu hoạch, 3 sào dưa có 400 kg và 4 sào lúa còn 900 kg. Trong khi đó bình quân sản lượng thì dưa phải đạt 900 kg, còn lúa là 1,2 tấn.

“Việc thất thu là dưa chết dần chết mòn, còn lúa thì hạt lép rất nhiều. Tôi nghĩ do thời tiết bất lợi gây nên” - ông nói. Tuy nhiên, ông bất ngờ phát hiện khi mang một ít phân kali còn lại ra hòa với nước tưới cho cây dừa thì chỉ thấy có “muối ăn và bột màu” đồng thời khuấy tay vào nước phân không thấy lạnh.

Ngày 12/3/2012, ông mời đại diện TDP đến tại nhà lập biên bản tại chỗ và ghi nhận số phân còn lại 12 kg. Loại phân kali 60%. Nơi SX: Nga. Nơi đóng gói phân phối là Cty CP VTNN Cần Thơ (số 10, Phạm Ngũ Lão, TP Cần Thơ). Hạn sử dụng từ 22/3/2011 đến 22/3/2015. Sau đó ông đem biên bản đến làm việc với đại lý để yêu cầu bồi thường thì đại lý bảo ông đến Trung tâm Nông nghiệp Đạ Tẻh mà “báo cáo”.

Ngày 19/3/2012 ông gửi đơn đến Trung tâm nhưng không có trả lời. Sau đó ông tiếp tục gửi đơn lên UBND huyện và Phòng NN- PTNT huyện Đạ Tẻh, ở đây lại yêu cầu ông quay lại đại lý để giải quyết. Lúc này đại lý chối không bán loại phân kali đó cho ông Hạnh. Tuy nhiên đồng ý cho ứng 500 ngàn để ông Hạnh lấy mẫu lên Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng (thuộc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng) xét nghiệm.

Kết quả phân tích ngày 4/5/2012 kết luận hàm lượng kali chỉ đạt 0,05%, trong khi chỉ tiêu công bố trên bao bì là 60%. Từ chứng cứ này, ngày 21/6/2012 ông Hạnh mạnh dạn viết đơn gửi lên UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu giải quyết nạn phân giả.

Tuy nhiên, sau khi thanh tra đến kiểm tra số phân kali còn lại trong nhà ông Hạnh thì lại không đủ số lượng và yêu cầu bảo quản (bao mở đã qua sử dụng) nên đoàn thanh tra không thể lấy mẫu theo quy định. Mặt khác, xác minh tại đại lý Quốc Hưng cho thấy vào thời điểm tháng 10/2011, chủ đại lý có nhập 1 lô hàng phân kali Nga của Cty TNHH TM nông sản và dịch vụ vận tải Kiến Thành do Cty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) nhập khẩu số lượng 5 tấn với tổng trị giá gần 56 triệu đồng nhưng đã bán hết từ lâu.

Vì vậy, đơn khiếu nại của ông Hạnh bị Sở NN-PTNT Lâm Đồng bác ngày 23/9/2012 nên xem như “thua cuộc”. Mặc dù sự việc xảy ra đã hơn 1 năm nhưng đối với nông dân Hồ Văn Hạnh vẫn “nóng” như hôm qua, bởi trong tháng 6/2013, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Di Linh phát hiện một đại lý kinh doanh phân bón tại xã Tân Nghĩa bán phân kali giả với kết quả hàm lượng kali sau khi đem đi phân tích chỉ đạt có 0,1%!

“Thời gian qua, tôi mất khá nhiều công sức theo vụ kiện, cho dù nếu đại lý đền bù cũng chỉ 1 bao phân kali giá 600 ngàn. Nhưng tôi vẫn quyết kiện vì quyền lợi của bà con nông dân nói chung. Điều đáng nói là, trong vụ việc này lẽ ra Cty TSC phải có trách nhiệm đồng hành cùng với ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng làm rõ truy xuất nguồn gốc vụ phân kali giả nhằm bảo vệ uy tín DN cũng như quyền lợi nông dân, nhưng rất tiếc là không thấy sự xuất hiện của họ.

Đến nay, mặc dù cơ quan chức năng đã có kết luận, nhưng tôi nghĩ mình chính là người thắng cuộc vì đã đi tìm được chứng cứ khoa học chứng minh là đại lý bán phân kali giả” - ông Hạnh nói.

Trường hợp của ông Quách Kha ở xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương khiếu nại khá đặc biệt. Vào tháng 6/2013, ông mua “phân khoáng cao cấp” của Cty CP Hợp lực quốc tế (khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành, Đồng Nai) của đại lý T.N ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, do mặt trước bao bì ghi là 20-20-15+TE nên ông tưởng thật đó là phân NPK cao cấp như của các DN khác.

Nhưng khi mang về bón 3 sào rau thì nhận thấy cây “ăn chậm”, coi kỹ lại mặt sau bao bì bất ngờ thấy ghi: 20% N; 20% Oganic (hữu cơ) và 15% kali. Lúc này ông Kha mới té ngửa đây không phải là phân NPK cao cấp đúng nghĩa. Rõ ràng, trong trường hợp này Cty CP Hợp lực quốc tế đã cố tình lập lờ đánh lừa nông dân.

Bởi thay vì lân hữu cơ trong DAP giá 13 ngàn/kg thì DN sử dụng phân hữu cơ của Vedan 1 kg chỉ có 5.100 đồng. Thế nhưng, khi ông Kha mang hàng trả lại thì đại lý từ chối nói rằng: “Hàng không kém chất lượng thì việc gì phải đổi, NPK nào cũng vậy thôi, không có lân thì có đạm và kali, chẳng chết ai cả!”. Nghe vậy, ông Kha “cứng họng”!

Trường hợp ông Cát Văn Băng mua phân NPK tại 1 đại lý phân bón trên đường Phan Chu Trinh (TX Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) nghe mới lắt léo. Theo thông tin trên bao bì, sản phẩm này được nhập khẩu bởi Cty TNHH Việt Hóa Nông (2-6 Phùng Khắc Khoan, P.Đa Kao, Q.1, TPHCM) trên bao bì ghi nhưng không có nhãn mác phụ. Khi phát hiện phân bón kém chất lượng, ông Băng đến đại lý đổi lại thì bị từ chối nên đã khiếu nại đến cơ quan chức năng tỉnh Đăk Lăk.

Sau nhiều lần đi lại, làm việc vẫn không được giải quyết dứt điểm. Cty TNHH Việt Hóa Nông đến tận nơi để kiểm tra nhưng đại lý bán loại phân trên không có hóa đơn mua hàng của Cty, ông Băng lại không có hóa đơn mua hàng của đại lý, sản phẩm không chứng minh được nguồn gốc nên cuối cùng ông Băng thua cuộc.

“Cơ quan chức năng bảo sự việc của tôi không đủ chứng cứ pháp lý nên không thể giải quyết. Là nông dân tôi mua phân ở đâu thì biết ở đó chứ gian dối làm gì. Nhưng phía đại lý và DN cố tìm mọi cách rũ bỏ trách nhiệm nhằm bảo vệ uy tín và thương hiệu của họ thì mình đành chịu. Suốt mấy tháng lùm xùm không giải quyết dứt điểm nên lô hàng kém chất lượng đã được tiêu thụ, cuối cùng chứng cứ mất hết!” - ông Băng cho biết.

“Hiện có quá nhiều cơ sở SX phân bón nhỏ lẻ. Những quy định về kinh doanh phân bón còn chung chung, thậm chí kinh doanh phân bón hiện nay không cần giấy phép. Trong đó những cơ sở có công nghệ cao, đầu tư trang thiết bị, có vốn lớn không nhiều. Đa phần là cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ thấp, vốn ít.

Chính những đối tượng này là nơi tung ra thị trường những sản phẩm phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một vướng mắc chưa giải quyết được, đó là Bộ Công thương vẫn quản lý phân vô cơ và Bộ NN-PTNT quản lý phân hữu cơ” (ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt).

Theo Đỗ Quyên

Nông nghiệp Việt Nam

 

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che