Ngân hàng có thể bị thúc chào sàn
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 4368
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8884962
 

 
 

Cập nhật lúc: 12/8/2013 9:43:29 AM
Cơ quan quản lý bắt đầu nghĩ tới chuyện buộc các ngân hàng cổ phần lên sàn niêm yết để tăng tính minh bạch và đảm bảo kiểm soát tỷ lệ sở hữu.

Một lãnh đạo cấp cao tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho VnExpress biết ý tưởng buộc các ngân hàng niêm yết cổ phiếu được đại diện Ngân hàng Nhà nước chia sẻ trong buổi hội nghị thành viên thị trường diễn ra cuối tháng 11. Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận đã có định hướng từ lâu dù cơ quan này chưa có văn bản cụ thể yêu cầu hay khuyến khích các nhà băng làm thủ tục lên sàn.

ngan-hang-2-aq490-9494-1386382123.jpg

Nhiều ngân hàng cho rằng đây không phải thời điểm thuận lợi để chào sàn. Ảnh: Anh Quân.

Hiện tại, cả nước có trên 40 ngân hàng thuộc diện đại chúng, trong đó 8 đơn vị đã niêm yết và giao dịch tại hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP HCM, gồm Vietcombank, Vietinbank, Quân đội, Sacombank, Eximbank, Á Châu, SHB và Navibank. Tuy nhiên, tháng 10 Navibank lại xin ý kiến cổ đông để hủy niêm yết. 

Một trong những trở ngại khiến các ngân hàng ngại lên sàn là thị trường chứng khoán chưa thực sự thuận lợi cho việc thu hút vốn, trong khi yêu cầu công bố thông tin lại nghiêm ngặt. 11 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng giá của 8 cổ phiếu ngân hàng niêm yết tại hai sàn chỉ đạt hơn 2%, thấp hơn nhiều so với bình quân 20% của Vn-Index và 12% của HNX-Index. Một trong các yếu tố khiến tốc độ tăng giá của cổ phiếu ngân hàng chậm lại bắt nguồn từ số liệu nợ xấu trong các nhà băng.

Theo ông Phạm Hữu Phú – Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đơn vị đã niêm yết tại HOSE, độ hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng hiện nay chưa cao, sang năm 2014 tình hình chưa chắc sáng sủa và cần thêm thời gian.

Niêm yết cổ phiếu là kế hoạch được nhiều ngân hàng nâng lên đặt xuống trong các kỳ họp cổ đông trước đây, nhưng giờ không mấy ai đề cập. Tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, các cổ đông của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank) cũng nhắc lại việc niêm yết nhưng Hội đồng quản trị đều cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp.

Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) đã rục rịch niêm yết từ nhiều năm trước nhưng tại hai kỳ họp cổ đông gần đây, Hội đồng quản trị cho biết chưa thể triển khai. Năm 2012, tổng giám đốc ngân hàng cho biết lý do là phải đi tìm đối tác ngoại. Còn ở đại hội cổ đông năm 2013, việc niêm yết cũng chưa thể thực hiện do kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng chưa hoàn tất.

Mới đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIVD) vừa nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho hơn 2,8 tỷ cổ phiếu sau khi đã chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng từ năm 2011. Hai năm qua, BIDV lỗi hẹn chào sàn vì lý do thị trường chứng khoán chưa thuận lợi.

Một vài ngân hàng khác như Phương Đông (OCB), Phương Nam (SouthernBank) cũng cho rằng đây chưa phải kế hoạch ưu tiên lúc này. Chủ tịch một ngân hàng vừa tham gia tái cơ cấu một trong những nhà băng yếu kém cũng thừa nhận, việc niêm yết "tạm thời chưa tính đến".

Phó tổng giám đốc một ngân hàng có trụ sở ở TP HCM cũng chia sẻ: "Tạm thời chúng tôi chưa có chủ trương nào về việc niêm yết. Nói chung thời điểm này các ngân hàng vẫn còn nhìn nhau và dè chừng lắm".

Ngay cả khi các cơ quan quản lý "thúc ép" ngân hàng lên sàn bằng biện pháp mạnh, nhiều ý kiến vẫn cho rằng đây chưa phải phương án khả thi. Một đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế chỉ là một phần vì vấn đề này thuộc quyền biểu quyết của đại hội cổ đông. Theo ông, quan trọng hơn, còn nằm ở sự chuẩn bị, công tác tư tưởng từ những người lãnh đạo.

Ngoài lo ngại thị giá không phản ánh đúng giá trị ngân hàng nếu niêm yết lúc này, yêu cầu công bố thông tin cũng là một trong những trở ngại của nhiều đơn vị. Hiện nay, rất nhiều nhà băng chỉ công bố báo cáo tài chính thường niên thay vì báo cáo quý như với yêu cầu của một công ty đại chúng quy mô lớn. Thậm chí, có ngân hàng vẫn đều đặn đăng tải báo cáo tài chính lên website của mình nhưng đó thường là tập tin lỗi và nhà đầu tư không thể tiếp cận. Theo Thông tư 52 về công bố thông tin của Bộ Tài chính,  công ty đại chúng quy mô lớn có vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu 300 cổ đông. Theo đó, phần lớn các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc diện này.

Tường Vi - Thanh Lan

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che