Ngân hàng lãi nghìn tỷ nhưng chưa bền
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 618
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8881212
 

 
 

Cập nhật lúc: 2/21/2014 7:42:53 AM
Tín dụng tăng cao, trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh, đã mang lại lợi nhuận hàng nghìn tỷ trong năm 2013 cho một số ông lớn ngân hàng. Nhưng theo chuyên gia, mức lãi này chưa thực sự bền vững.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và cả năm 2013, nhiều ông lớn trong ngành ngân hàng có kết quả lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Trong nhóm ngân hàng mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, BIDV dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm qua, với trước thuế 5.311 tỷ đồng và sau thuế 4.065 tỷ, tăng lần lượt 22,8% và 23,9% so với năm 2012.

Trong khi đó, Vietinbank lợi nhuận trước thuế năm 2013 giảm 5,1% so với năm ngoái, xuống 7.752 tỷ đồng. Nhưng so với chỉ tiêu được điều chỉnh vào tháng 12 là 7.500 tỷ đồng, "đại gia" này vẫn vượt kế hoạch và là ngân hàng dẫn đầu về kết quả kinh doanh toàn ngành.

Vietcombank cũng gây bất ngờ với mức lợi nhuận 5.744 tỷ đồng nhờ sự tăng tốc vào những tháng cuối cùng của năm.

bdne-1429-1392876240.png

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 của 10 ngân hàng (đơn vị tính: tỷ đồng)

Riêng khối cổ phần (không do nhà nước nắm quyền chi phối), MB được coi là hiện tượng khi là ngân hàng dẫn đầu về kết quả kinh doanh ở nhóm này. Năm 2013, MB đạt 3.014 tỷ đồng trước thuế và 2.278 tỷ đồng sau thuế.

Với Sacombank, mặc dù mức lãi thấp hơn MB, với 2.960 tỷ đồng trước thuế, nhưng là nhà băng có tốc độ gia tăng lợi nhuận khá ấn tượng so với năm ngoái, tăng 2,3 lần. Ngoài ra, các nhà băng khác như SHB, năm ngoái vừa bị lỗ 95 tỷ đồng do phải tập trung xử lý nợ xấu sau sáp nhập với Habubank, năm nay đã lấy lại được đà tăng trưởng với mức lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng.

Để có được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng trong bối cảnh kinh tế khó khăn là một điều không dễ dàng. Điểm chung của những nhà băng có lãi lớn đều thuộc diện tăng trưởng tín dụng cao hơn mặt bằng chung toàn ngành (11%).

Trong đó, Vietcombank là nhà băng gây nhiều bất ngờ nhất bởi tại thời điểm giữa năm, tín dụng của ngân hàng này vẫn tăng trưởng âm, thì đến cuối năm 2013, tín dụng của Vietcombank tăng tới 14,7%, cao hơn mục tiêu đề ra và góp phần đáng kể trong việc mang lại khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Theo lý giải của lãnh đạo nhà băng này, tốc độ trên một phần có từ yếu tố mùa vụ, tức tín dụng thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Ngoài ra, ngân hàng cũng chủ động trong việc tiếp cận, tìm kiếm các dự án hiệu quả, các khách hàng lớn...

Với khối cổ phần, SHB tăng trưởng tín dụng cao nhất với 32%, tương đương hơn 75.000 tỷ đồng (không tính khoản nợ của Vinashin đang chờ xử lý). Ngoài ra, Sacombank cũng là một trong số nhà băng có tốc độ tăng dư nợ khá cao khi đạt hơn 14,8%.

Bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng tín dụng của 10 ngân hàng năm 2013.
Tên ngân hàng Giá trị tăng trưởng tín dụng tuyệt đối trong năm 2013 (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng  2013 (%) Tỷ lệ tăng dư nợ từng ngân hàng năm 2013 so với tỷ lệ tăng trưởng toàn ngành (%)
SHB 75.000 32 +21
MB 87.743 17,6 +6,6
BIDV 391.036 15,03 +4,03
Sacombank 110.567 14,8 +3,8
Vietcombank 274.000 13,7 +2,7
Vietinbank 376.290 12,9 +1,9
Eximbank 83.354 11,2 +0,2
ACB 107.190 4,3 -6,7
VIB 35.239 3,84 -7,2
Techcombank 70.275 2,95 -8,05

Tổng giám đốc Sacombank, Phan Huy Khang cho biết, 40% lãi đến từ khách hàng cá nhân và tỷ trọng này đã tăng mạnh so với 2012. "Năm nay chúng tôi tăng trưởng bán lẻ tốt nhất. Trong đó, doanh số cho vay cán bộ nhân viên, cho vay nông nghiệp nông thôn và hộ kinh doanh nhỏ lẻ... rất lớn. Đây cũng sẽ là mục tiêu của Sacombank trong năm 2014", ông Khang cho biết.

Ngoài dư nợ tăng cao, nguồn lợi nhuận mà các ngân hàng lớn thu về năm 2013 còn do chi phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh, thu hồi nợ tăng. Giảm nhiều nhất phải kể đến MB, với khoản dự phòng trong quý cuối năm vừa rồi giảm hơn 70% (318 tỷ đồng so với 1.076 tỷ cùng kỳ 2012). Sacombank cũng giảm dự phòng cả năm tới 67,3%.

Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, lợi nhuận của một số nhà băng vẫn tăng cao trong bối cảnh tín dụng toàn ngành tăng thấp là một điều đáng mừng. "Lợi nhuận là kết quả của hai hoạt động thu và chi. Có thể họ đã cắt giảm chi phí rất tốt hoặc có những nguồn thu từ nguồn vốn khác và dịch vụ để bù đắp cho sự thiếu hụt và giảm lợi nhuận của tín dụng", ông nói và cho biết cũng không ngoại trừ khả năng các ngân hàng dùng lượng vốn huy động dư thừa để đầu tư hoặc sử dụng vào các hoạt động khác ngoài tín dụng.

Tuy nhiên, nếu so với lợi nhuận của năm ngoái, trong số 10 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, duy nhất có 3 nhà băng tăng, còn lại đều giảm, có ngân hàng giảm mạnh đến 90%.

bdloinhuan-8512-1392876240.png

Biểu đồ so sánh lợi nhuận trước thuế năm 2013 với 2012 của các ngân hàng.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, năm 2013 có tới 17% các tổ chức tín dụng thua lỗ, hơn 1/2 trong số trên 100 tổ chức tín dụng có lợi nhuận, nhưng báo giảm lãi một nửa so với năm trước.

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính- Ngân hàng, Đại học Mở TP HCM phân tích, con số lợi nhuận nghìn tỷ của một vài ngân hàng lớn không quan trọng. Bởi, so sánh với số vốn của các nhà băng đã bỏ ra thì tỷ suất sinh lời này là không cao.

Mặt khác, theo ông Thuận, so với năm ngoái, mức lợi nhuận trên cũng tương đối thấp, bằng chứng là rất nhiều nhà băng sụt lãi, đồng thời phần lớn không đạt kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, Tiến sĩ Thuận cho rằng đây chỉ là những con số bề nổi được thể hiện trên sổ sách, đằng sau còn tiềm ẩn nhiều rủi ro chứ chưa thực sự bền vững. Ông lấy ví vụ, một doanh nghiệp vay 100 tỷ, năm qua ngân hàng thu lãi 15 tỷ đồng, nhưng do kinh tế khó khăn, doanh nghiệp xin đáo hạn nợ thành 150 tỷ. Nghĩa là ngân hàng sẽ vẫn hạch toán khoản lãi và số tăng tín dụng vào sổ sách, nhưng thực tế là sau đó có thể hoạt động khó khăn và khách hàng mất khả năng trả vốn lẫn lãi. "Như vậy, con số tăng trưởng và lợi nhuận hiện nay vẫn chưa nói lên được điều gì chắc chắn", ông chia sẻ.

Riêng việc các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh, theo Tiến sĩ Thuận, đây không hẳn là do chất lượng tín dụng đã tốt hơn hay do nợ xấu xuống thấp. Bởi nợ xấu đến cuối năm 2013 trên thực tế vẫn còn khá cao, hoạt động của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều, nên khả năng thu hồi nợ không dễ dàng. Hơn nữa, đến tháng 6/2014, Thông tư 02 áp dụng thì vấn đề nợ xấu sẽ càng trầm trọng hơn và trở thành gánh nặng cho các ngân hàng trong việc trích lập dự phòng năm nay.

Lệ Chi

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che