Nghị định cá tra cần thông tư hướng dẫn
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 84
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8878414
 

 
 

Cập nhật lúc: 6/11/2014 7:46:59 AM
Dự thảo nghị định cá tra có đến 5 năm đưa ra lấy ý kiến, tại sao vừa mới ban hành lại phải xin lùi thời gian thực hiện?

 

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản kiến nghị lùi thời gian thực hiện nghị định 36 về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đến 1.7.2015 thay vì có hiệu lực từ 20.6 tới đây. 

Dự thảo nghị định cá tra có đến 5 năm đưa ra lấy ý kiến, tại sao vừa mới ban hành lại phải xin lùi thời gian thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch Vasep về vấn đề này.

Điều đầu tiên, ông Minh khẳng định: việc Chính phủ ban hành Nghị định về con cá tra là hoàn toàn đúng và kịp thời. Nghị định ra đời nhằm giúp chấn chỉnh, quy hoạch, giúp ngành cá tra đi vào nề nếp, phát triển bền vững. Tuy nhiên, do việc ban hành, thực hiện trong thời gian gấp rút, có những điểm trong nghị định cần được Bộ Nông nghiệp ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hơn nữa. Vì vậy, Vasep phải kiến nghị lùi thời gian thực hiện.

Thưa ông, tại sao Nghị định vừa ban hành đã có nhiều ý kiến không đồng tình?

Quả thật, có những mục trong nghị định còn mang tính chất chồng chéo và không cần thiết. Cụ thể là mục đăng ký xuất khẩu cá qua Hiệp hội cá tra. Ở đây, Hiệp hội này nêu mục đích đăng ký là tập hợp sản lượng cá tra xuất khẩu hàng tháng, hàng quý. Tôi cho rằng sẽ bị trùng lắp với số liệu thống kê của Hải quan, vì cơ quan này đang thống kế sản lượng xuất khẩu các mặt hàng, trong đó có cá tra. Nếu yêu cầu đăng ký nữa sẽ phát sinh thêm thủ tục, gây cản trở xuất khẩu.

Hiện nay, để có 1 đồng đô la xuất khẩu cá tra về cho nhà nước, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục kiểm tra chất lượng của Nafiquad, mất từ 7-10 ngày, sau đó có kết quả doanh nghiệp phải chạy đi đăng ký lô hàng xuất khẩu cho Hiệp hội cá tra để xác nhận rồi mới đi lấy chứng nhận xuất xứ (CO) và đăng ký tàu, containe. Như vậy là riêng thời gian đăng ký để xuất khẩu được một lô hàng đã mất trên 10 ngày, giờ cộng thêm thủ tục đăng ký này nữa thì chậm nhất mất thêm 3 ngày, kéo dài thêm thời gian. 

Ngoài ra, một điều bất cập nữa khi thực hiện quy định này là trong khi văn phòng Hiệp hội cá tra đặt tại Cần Thơ, còn doanh nghiệp xuất khẩu lại nằm rải rác ở các tỉnh ĐBSCL. Ngay cả cảng xuất khẩu thì riêng ở TP. HCM cũng có 4 cảng xuất rồi. Vậy thì nghị định yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký nữa để làm gì? Có phải là thừa không?

Vấn đề thứ hai là về quy định vùng nuôi. Mặc dù nghị định có hiệu lực từ 20.6, nhưng áp dụng từ 31.12.2015, tất cả vùng nuôi phải đạt tiêu chuẩn VietGap, ASC, GlobGap…Quy định này chỉ phù hợp với những vùng nuôi của các doanh nghiệp có đầu tư lớn, còn doanh nghiệp nhỏ, nhất là nông dân không có khả năng tài chính mà đưa quy định này vô chỉ làm tăng thêm chi phí vì thực tế họ không có nhu cầu và nhiều thị trường cũng không đòi hỏi có chứng chỉ như vậy.

Thứ ba là về vấn đề độ ẩm. Tôi cho rằng xu hướng nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu là đúng. Nghị định 36 quy định 83% là đúng, nhưng hiện nay tỷ lệ này đang lưu hành là 86%, vậy thì việc này cần phải giải quyết như thế nào? 

Nghị định cá tra cần thông tư hướng dẫn (1)

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che