Nhà mạng thế giới bắt tay OTT
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 316
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8885554
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/25/2013 6:55:18 AM
Không thể cấm dịch vụ được xem là sự phát triển tất yếu của công nghệ, nhiều nhà mạng trên thế giới hợp tác với công ty OTT. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã khởi động quá trình này nhưng chưa có kết quả.

Dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet (OTT) đã xuất hiện từ lâu (Yahoo, Skype...) nhưng từ khi bùng phát và vươn rộng vài năm gần đây, tấn công trực tiếp vào doanh thu thoại, nhắn tin của nhà mạng thì họ mới bắt đầu tìm cách quản lý. Để bảo vệ việc kinh doanh của mình, các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới đã tự tung ra những ứng dụng riêng, hoặc bắt tay với công ty OTT.

dvott1-7472-1385178922.jpg

OTT khiến nhà mạng tìm đường thay đổi để không bị ảnh hưởng doanh thu. Ảnh: Anh Quân

Theo David Walsh, CEO Genband (công ty chuyên về giải pháp mạng lưới thông minh cho doanh nghiệp), thất bại trước mắt của các nhà mạng là do họ đã lờ đi mối đe dọa từ OTT. "Ban đầu họ chỉ biết ngồi đợi cho các công ty OTT này tự suy yếu nhưng họ đã sai lầm", Walsh đánh giá. Giờ đây doanh nghiệp viễn thông trên toàn thế giới đang phải tìm lối đi bằng tất cả những gì họ có.

Tại châu Âu, châu Mỹ, những đơn vị đã tự phát hành ứng dụng riêng như Telefónica (Tây Ban Nha) có Tu Me, Orange (Anh) có Libon hay của T-Mobile (Mỹ) là Bobsled... nhưng không thực sự thành công. Lượng người dùng ứng dụng OTT hiện quá lớn nên các chương trình mới ra đời của nhà mạng khó thu hút khách hàng.

Hiện WhatsApp dẫn đầu thị trường với 350 triệu người dùng, xếp thứ 2 là WeChat với 270 triệu người, Viber, LINE, KakaoTalk đều có hàng trăm triệu người dùng toàn cầu, dù mới xuất hiện chỉ 2 năm hoặc hơn.

Một hướng đi đỡ tốn nhân lực và tài nguyên hơn là bắt tay với nhau. Hồi tháng 8, SingTel (Singapore) hợp tác cùng WhatsApp đưa gói trả trước giá 6 SGD (hơn 100.000 đồng) một tháng để sử dụng mọi tính năng của dịch vụ với dung lượng miễn phí là 1GB mỗi ngày. Mới đây, StarHub (nhà mạng lớn thứ 2 tại Singapore) đã bắt tay với Tencent, công ty phát triển ứng dụng WeChat của Trung Quốc để cung cấp gói cước trả trước cho OTT. Trước đó, cả 2 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường viễn thông Singapore đều có ý tung ứng dụng riêng nhưng đến nay vẫn gặp một số trở ngại.

China Mobile, đại gia viễn thông của Trung Quốc cũng tự ra mắt Jego để cạnh tranh với Skype. Các nhà mạng của Ấn Độ như Airtel, Tata DoCoMo, Reliance... đều có ký kết với các công ty như Nimbuzz, WhatsApp, Facebook. Philippines cũng không đứng ngoài xu thế này.

Theo khảo sát thực hiện tháng 8 vừa qua, có 36% nhà mạng trên thế giới chọn cách cùng phát triển với nhà cung cấp dịch vụ OTT, tăng 4% so với năm 2012. Hãng nghiên cứu Ovum nhận định việc hợp tác giữa các bên sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn trong năm 2014.

Xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3 năm trở lại đây, các ứng dụng liên lạc miễn phí qua Internet/3G đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các nhà mạng trong nước.  Không thể ngăn cấm sự phát triển của công nghệ, những doanh nghiệp lớn bắt đầu tính chuyện hợp tác, chia sẻ trách nhiệm để bảo toàn doanh thu, dù lúc này là hơi chậm.

Hiện tại các nhà mạng đều đã lên kế hoạch và ngồi vào bàn đàm phán với công ty OTT để cùng đưa ra phương án cụ thể. Đại diện một doanh nghiệp cho biết sẽ có gói riêng cho dịch vụ này, bên cạnh các gói kết hợp với Internet di động thông thường. Ông cho biết việc tích hợp sẽ không bắt thuê bao phải gánh 2 lần phí cho cùng một gói cước.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: "Công ty OTT đang lợi dụng mạng viễn thông để kinh doanh mà không phải trả phí". Ông cho biết Bộ đã giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu quyết định, chế tài cụ thể để OTT phải cùng chia sẻ hạ tầng và thu nhập với nhà mạng. Bộ vừa có Chỉ thị số 75 về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế, trong đó đề cập đến vấn đề từng bước quản lý dịch vụ OTT.

"Chúng ta không thể không có chế tài và OTT phải có trách nhiệm với các nhà mạng trong thời gian tới", lãnh đạo Bộ khẳng định. Theo nội dung của Chỉ thị 75, các doanh nghiệp viễn thông phải chủ động nghiên cứu và thử nghiệm mô hình hợp tác với các công ty OTT. Nhà mạng phải đề xuất gói cước Internet trên di động và gói áp dụng riêng với dịch vụ này nhằm đảm bảo lợi ích 3 bên gồm người dùng-doanh nghiệp viễn thông-công ty OTT.

Anh Quân

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che