Những cuộc chia tay của các đại gia bán lẻ
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 535
Hôm qua: 2422
Tổng số: 8849498
 

 
 

Cập nhật lúc: 1/8/2015 8:28:58 AM
Sức mua yếu, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ đối thủ cả cũ lẫn mới, nhiều thương hiệu lớn trong ngành bán lẻ đã không thể trụ lại cuộc chơi, hoặc tính chuyện sang nhượng hạ tầng.

Đại gia đến từ Malaysia - Parkson mới đây gây chú ý với thông báo tạm dừng kinh doanh trung tâm thương mại tại Keangnam sau 3 năm mở cửa. Dù đây chỉ là một trong 9 siêu thị của Parkson trên khắp Việt Nam song động thái này không khỏi khiến dư luận đặt dấu hỏi, nhất là trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm của thương hiệu này, với doanh số các cửa hàng tăng trưởng âm 5%.

Parkson không phải trường hợp cá biệt. Từ năm 2011 đến nay, dù được đánh giá nhiều tiềm năng do quy mô dân số trẻ và tăng trưởng còn nhiều dư địa, song bán lẻ Việt Nam thực tại gặp vô vàn thách thức. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng loại trừ yếu tố giá chỉ tăng từ 4,4-6,3% trong bốn năm qua, giảm tốc mạnh so với giai đoạn 2006 - 2010. Cùng với đó, thị trường chứng kiến sự ra đời liên tiếp của những trung tâm thương mại, siêu thị lớn ở các khu vực đông dân, trung tâm như Lotte, Royal City, Times City, Vincom, Aeon...

Trước tình hình này, nhiều ông lớn bán lẻ đã phải rời thị trường hoặc bán lại mảng kinh doanh cho đối thủ, bất chấp họ là những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, hoạt động trên thị trường toàn cầu.

Metro

metro-2642-1420634998.jpg

Thương vụ chuyển nhượng Metro cho BJC sẽ được hoàn tất năm 2015.

Ông lớn bán lẻ Đức - Metro Cash & Carry vào Việt Nam từ năm 2002 với trung tâm đầu tiên tại TP HCM, hoạt động theo phương thức bán sỉ với nhóm khách hàng chính là nhà hàng, khách sạn, đại lý..., khác biệt hẳn so với các siêu thị khác chuyên bán lẻ cho người tiêu dùng. Sau hơn 10 năm hoạt động, Metro đã mở được 19 siêu thị trên toàn quốc, chiếm 22% thị phần bán lẻ của Việt Nam.

Tuy nhiên, con số lợi nhuận theo báo cáo của doanh nghiệp lại không hề khả quan. Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010 Metro báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng, tính đến năm 2012, doanh nghiệp này lỗ lũy kế gần 600 tỷ đồng.

Đại diện Metro cho biết, cạnh tranh gay gắt cộng thêm các trung tâm mới mở chưa hoạt động ổn định, thời gian thu hồi vốn lâu khiến công ty lỗ kéo dài.

Trên toàn cầu, việc kinh doanh của ông lớn này cũng không mấy khả quan. Báo cáo tài chính cho thấy doanh số bán hàng của Metro giảm liên tiếp trong hai quý đầu năm, dẫn đến cả năm 2014, doanh số bán hàng giảm 4% so với năm ngoái, ở mức 63 tỷ euro. Kết quả đáng thất vọng trên được cho là ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị tại khu vực Đông Âu.

Trong nửa đầu năm 2014, khi có người ngỏ ý mua lại chuỗi siêu thị tại Việt Nam, đại diễn hãng vẫn khẳng định “không bán”. Song, đến tháng 8, khi Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan trả giá 655 triệu euro, những ông chủ Đức đã gật đầu, kết thúc 12 năm tồn tại ở Việt Nam. Tổng giám đốc của Metro Olaf Koch thừa nhận giao dịch sẽ giúp lành mạnh bảng cân đối kế toán của công ty và cho phép Metro có nguồn tiền đầu tư phát triển.

Nhờ tiết giảm các chi phí từ bán bớt tài sản, cả năm 2014, Metro lãi 182 triệu euro, gấp 3 lần so với năm ngoái.

Family Mart

family-mart-6520-1420634999.jpg

Family Mart đổi tên sau khi đối tác Nhật Bản rút khỏi liên doanh vì thua lỗ.

Family Mart là chuỗi cửa hàng tiện lợi do liên doanh được thành lập bởi đối tác Nhật Bản - Việt Nam quản lý (Family Mart Nhật Bản nắm 44%, Itochu Nhật Bản nắm 5% và Tập đoàn Phú Thái của Việt Nam nắm 51%). Sau ba năm hoạt động, doanh nghiệp này đã có 42 cửa hàng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, năm 2013, Family Mart Nhật Bản bất ngờ hé lộ đang bị thua lộ tại ba thị trường, trong đó có Việt Nam tổng cộng 11,5 triệu USD trong năm 2012. Trong bối cảnh các thị trường châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng, sự giảm sút tại Việt Nam khiến đối tác Nhật Bản quyết định rút khỏi liên doanh, đặt dấu chấm hết cho tham vọng phát triển tới 300 cửa hàng vào năm 2015.

Sự rút lui của đối tác ngoại khiến Family Mart chật vật, cho đến khi được Tập đoàn Thái Lan Berli Jucker hỗ trợ, đổi tên thành B’s Mart, thương hiệu bán lẻ lâu đời của doanh nghiệp này. Theo chiến lược của người chủ mới, B’s Mart sẽ mở thêm 205 cửa hàng tiện lợi đến năm 2018.

WonderBuy

wonderbuy-2108-1420635000.jpg

Sự phá sản của WonderBuy đánh dấu cho thời kỳ khó khăn của ngành điện máy.

Khai tử vào giữa năm 2011 sau một năm hoạt động, siêu thị WonderBuy ở TP HCM đánh dấu cho thời kỳ khó khăn của ngành điện máy khi sức mua trên thị trường giảm sút.

Lúc mới thành lập, WonderBuy bán hơn 70.000 mặt hàng điện máy và nội thất, tung ra nhiều chiêu khuyến mãi để thu hút sự khách hàng và đặt mục tiêu mở 23 trung tâm trên cả nước sau 5 năm hoạt động. Song chỉ trong năm đầu tiên, siêu thị này báo lỗ 52 tỷ đồng, nợ tiền thuê mặt bằng, chi phí điện nước và đầu tư thang cuốn tới hơn 11 tỷ đồng.

Trước tình trạng mất khả năng thanh toán, siêu thị này phải nộp đơn ra tòa xin phá sản, trở thành đại gia điện máy đầu tiên tại TP HCM bị khai tử.

Best Carings

Thành lập năm 2004, Best carings là chuỗi siêu thị điện máy nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam, dưới sự hợp tác của Công ty Tiếp thị Bến Thành (Tara) và Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Best Denki.

Với 3 siêu thị tại Hà Nội, TP HCM và Cần Thơ, trong quá trình hoạt động, siêu thị này từng lọt vào Top 500 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương  và Top 10 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cùng với nhiều chiêu khuyến mại độc đáo.

Tuy nhiên, khi trên đà phát triển, năm 2010, Tara quyết định chuyển nhượng Best Carings cho Công ty Công nghệ Điện tử Điện lạnh Việt Nam (Mitsustar) để tập trung phát triển mảng bán sỉ. Từ đó, Best Carings bắt đầu đi xuống, hàng không bán được, các chương trình khuyến mãi giảm dần và đuối sức so với những đối thủ. Đến nay, các siêu thị mang tên Best Carings đã đóng cửa.

HomeOne

homeone-4580-1420635001.jpg

Siêu thị điện máy HomeOne cũng phải đóng cửa khi hàng hóa bán chậm.

Chuỗi siêu thị HomeOne do Công ty Dịch vụ Bán lẻ Tiên Phong thành lập, vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 tỷ đồng. HomeOne có 3 cửa hàng tại TP HCM, tập trung phân phối hàng điện máy . Tuy nhiên, chỉ sau hai năm hoạt động, đến đầu tháng 9/2013, tên tuổi này đã phải rời thị trường do kinh doanh sa sút, nợ lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng cũng như tiền trả cho nhà cung cấp.

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, sự ra đi của các ông lớn bán lẻ là kết quả của cuộc sàng lọc thị trường, khi mà các cửa hàng liên tục được thành lập trong giai đoạn sức mua thị trường lên cao nhưng không trụ lại được khi cuộc suy thoái ập đến. Sức mua của thị trường giảm sút từ năm 2011 khiến hàng hóa bán chậm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng, tiền thuê mặt bằng gây áp lực lớn cho những đơn vị không đủ tiềm lực tài chính.

79 Market

alphanam-5832-1420635002.jpg

Alphanam ngừng kinh doanh siêu thị chỉ sau hơn nửa năm.

Sau khi tái cấu trúc, Tập đoàn Alphanam vốn nổi tiếng trong ngành cơ điện, xây dựng coi  bán lẻ, thực phẩm là một trong những mũi nhọn. Với chiến lược này, tháng 5/2014, Alphanam Food, một nhánh của tập đoàn do hai người con của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Hải quản lý đã mở siêu thị Siêu thị 79 Market kinh doanh thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát.

Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn ngủi hơn nửa năm, siêu thị này đã dừng hoạt động. Mặt bằng hơn 1.000 m2 ở tầng I toà nhà 47 Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) được chuyển nhượng lại cho ông lớn bán lẻ khác là Vingroup (chủ chuỗi siêu thị VinMart). Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, việc dừng kinh doanh siêu thị là do các con ông cảm thấy lĩnh vực này không còn phù hợp và muốn tập trung vào kinh doanh chuỗi nhà hàng.

Huyền Thư

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che