Những doanh nghiệp lãi nghìn tỷ
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 317
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8885555
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/26/2013 6:53:56 AM
Cả 5 đơn vị đạt lợi nhuận 1.000-3.000 tỷ đồng trong quý III đều niêm yết trên sàn TP HCM và có vốn chủ sở hữu trên 5.000 tỷ đồng.

Theo khảo sát của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, có 3 doanh nghiệp niêm yết và 2 ngân hàng lãi trên 1.000 tỷ đồng trong quý III.

Hoạt động khả quan nhất là Tổng công ty khí Việt Nam (Mã CK: GAS). Mức lãi quý III đạt 3.072 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, kéo lợi nhuận 9 tháng lên 10.452 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch năm. Doanh thu bán hàng của đơn vị này cũng tăng mạnh so với cùng kỳ.

Theo lý giải của GAS, lợi nhuận quý III tăng 19% so với quý III/2012 vì giá khí, sản lượng khí tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, công ty tiết kiệm chi phí, giảm tối đa những hoạt động không cần thiết.

Đứng thứ hai về lợi nhuận so với hàng trăm đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (mã CK:CTG). Theo báo cáo tài chính hợp nhất của nhà băng này, lãi quý III đạt 2.190 tỷ đồng, kéo lợi nhuận 9 tháng lên 5.037 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Nợ xấu của "đại gia" này tăng từ 1,47% dư nợ (cuối 2012) lên 2,47%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 2,5 lần lên 5.400 tỷ đồng. Xét về giá trị tuyệt đối, đến ngày 30/9 Vietinbank còn vướng hơn 8.500 tỷ nợ xấu.

Theo giải thích của nhà băng, lợi nhuận 9 tháng tăng do điều chỉnh lợi ích cổ đông tối thiểu tương ứng với từng phần của vốn chủ sở hữu. Riêng lãi sau thuế quý III giảm 19% so với cùng kỳ là do thu nhập giảm từ vốn góp cổ phần tăng chi phí hoạt động và tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

5 doanh nghiệp lãi trên 1.000 tỷ quý III

Đvt: triệu đồng

Mã CK Lãi sau thuế
GAS 3.072
CTG 2.190
VIC 2.011
VNM 1.690
VCB 1.043

Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) cũng thuộc diện lãi lớn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, lãi sau thuế quý III 2.011 tỷ đồng, tăng 17 lần so với cùng kỳ. Doanh thu 9 tháng hơn 11.600 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Theo đại diện Vingroup, phần lớn nguồn doanh thu trong quý III được ghi nhận từ việc bán các căn hộ đã bàn giao cho khách hàng tại hai dự án Royal City và Times City. Ngoài ra, doanh thu từ một số lĩnh vực kinh doanh thường xuyên khác như cho thuê trung tâm thương mại, văn phòng hay kinh doanh khách sạn, du lịch, chăm sóc sức khỏe tăng từ 31% đến 81%.Điều này giúp lợi nhuận sau thuế Vingroup 9 tháng đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (mã CK:VNM) nằm trong top những doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trong quý III. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, doanh thu của Vinamilk đạt 8.190 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 1.690 tỷ đồng, kéo lũy kế 9 tháng lên 5.064 tỷ đồng.

Đứng cuối top 5 là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (mã CK: VCB). Báo cáo tài chính hợp nhất quý III cho thấy lãi sau thuế của nhà băng đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 9 tháng, tăng trưởng tín dụng của nhà băng này chỉ 3,2%, tương đương 243.529 tỷ đồng cho vay và ứng trước khách hàng. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu đến ngày 30/9 là 2,97%, tăng 0,57% so với hồi đầu năm và tương đương 7.469 tỷ đồng trên tổng dư nợ.

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn đầu tư tài chính trường Đaị học Kinh tế TP HCM chia sẻ, trên thực tế, số liệu báo cáo tài chính quý III chưa chắc đã phản ánh đúng toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp do thời điểm này không được soát xét.

“Có thể nhiều doanh nghiệp chỉ tạm tính số lợi nhuận quý III thấp để tạo bứt phá cho báo cáo tài chính cuối năm. Ví dụ bây giờ lãi dưới nghìn tỷ, cuối năm vượt hẳn mức này sẽ tạo ra dấu ấn trên thị trường”, ông Chí đánh giá.

Theo chuyên gia này, tình hình kinh tế quý III không có gì xấu hơn so với những quý trước đó. Các chính sách qua giai đoạn bất ổn, tăng trưởng tín dụng được đẩy lên trong khi sức mua cải thiện. Do vậy, khả năng doanh nghiệp thu lãi kém do tồn đọng khó khăn kinh tế trong quý III là không nhiều.

Ông cũng lưu ý, các công ty có vốn cổ phần Nhà nước sẽ phải khai báo lãi và nộp lại cổ tức theo tỷ lệ sở hữu. Do vậy, không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp khai báo lãi thấp hơn để tránh khoản này.

Xét về tính bền vững của mức lãi nghìn tỷ, ông Chí cho rằng phải tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề riêng. Chẳng hạn Vinamilk có lợi thế thị phần nhưng không phải ai cũng được như vậy. Còn doanh nghiệp kinh doanh gas, thời gian qua giá gas thế giới liên tục giảm nhưng trong nước lại không điều chỉnh nên cũng được hưởng lợi theo. Lĩnh vực ngân hàng, bất động sản chủ yếu tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm chi phí và quy mô trong khi nợ xấu vẫn tích cực phát sinh.

“Sau khi cắt giảm chi phí rồi nhưng vẫn không có tăng trưởng nổi bật thì sang năm tới cũng chưa thể tin rằng là kết quả kinh doanh bền vững”, ông Chí kết luận.

Hồng Châu - Tường Vi

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che