Nông dân Nhật Bản trồng hoa
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 3709
Hôm qua: 9146
Tổng số: 8901866
 

 
 

Cập nhật lúc: 1/14/2013 1:20:29 PM
 Những nông dân SX cùng mặt hàng tập hợp thành từng nhóm, chung nhau mã giao dịch và tài khoản ngân hàng. Sản phẩm họ làm ra có đơn vị bao tiêu toàn bộ thông qua các chợ đấu giá. Thăm Nhật Bản mới thấy người nông dân nơi đây thật nhàn nhã.  CHÍNH PHỦ DÀNH NHIỀU KHOẢN ƯU ĐÃI
Trong nỗ lực thúc đẩy nền SX nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm hoa, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã tài trợ đoàn công tác của nước ta sang thăm mô hình SX, tiêu thụ hoa tại Nhật với mong muốn thành lập được một chợ đầu mối bán đấu giá hoa tại TP. Đà Lạt. Một thực tế khó tin hiện nay là người trồng hoa tại Đà Lạt hay Sa Pa không tự quyết được giá bán mà do các cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh định đoạt. Đây chính là bất cập khiến người trồng hoa luôn bị ép giá dẫn tới kìm chế sự phát triển của ngành hoa VN.
Nông dân Nhật làm ruộng trong nhà kính điều hòa
Dẫn đầu đoàn công tác VN sang thăm Nhật Bản, PGS.TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN Việt Nam) chia sẻ, mô hình chợ đấu giá nông sản tại Nhật Bản rất ưu việt, vừa hiện đại nhưng vẫn mang tính truyền thống, có thể áp dụng ở VN trong bối cảnh nông sản, thực phẩm trong nước rớt giá thê thảm. Tại Nhật, nông dân cũng có diện tích đất canh tác nông nghiệp tương tự nước ta. Tuy nhiên, nông dân ở xứ sở mặt trời mọc họ không làm nông nghiệp riêng rẽ theo kiểu mạnh ai nấy làm như nước ta mà liên kết với nhau thành từng nhóm hộ, HTX chặt chẽ.
Chúng tôi tới vùng nông thôn Maebashi, Guma Prefecture ở Nhật và nhận thấy những cánh đồng của họ cũng không khác VN là mấy với đồng ruộng, làng mạc xen kẽ. Tuy nhiên, giao thông, thủy lợi, nhà cửa và cuộc sống của nông dân nước bạn khác nước ta một trời một vực. Hầu như hộ nông dân nào ở Nhật cũng có biệt thự, xe hơi và xe tải để chở nông sản. Ở từng vùng, từng khu nông dân Nhật tập hợp lại với nhau thành các nhóm hộ gần giống mô hình HTX tại VN, trực thuộc nông hội nhưng hoạt động độc lập kinh tế với Chính phủ.
 

Một xưởng sơ chế và kho lạnh của nông dân Nhật
Qua HTX, nông dân được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ các HTX làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra giống VN. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua thông tin số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ.
Để khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ Nhật Bản dành rất nhiều khoản vay ưu đãi để người dân xây dựng nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới tiêu tự động. Mùa đông hay mùa hè đều có hệ thống điều hòa điều tiết không khí, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp với từng loại cây trồng. Chính vì vậy, canh tác nông nghiệp tại Nhật gần như không sử dụng thuốc BVTV, nên họ ăn sống hoa quả ngay tại ruộng là chuyện bình thường. Thể hiện sự đoàn kết dân tộc và nhằm tiết kiệm chi phí, các hộ nông dân tại Nhật sẽ đóng góp tiền xây dựng một cơ sở sơ chế, đóng gói nông sản, một kho lạnh và dùng chung nhau. Tất cả các sản phẩm trong HTX làm ra đều đăng ký dưới một mã số và thương hiệu.
ĐỘC ĐÁO CHỢ ĐẤU GIÁ NÔNG SẢN
Ở Nhật, mọi mặt hàng liên quan tới nông sản như lương thực, thực phẩm, hoa, cây cảnh... đều giao dịch thông qua chợ đấu giá. Nhật Bản có tất cả 130 Cty đấu giá nông sản phân bố khắp 37 tỉnh, thành phố. Các chợ này do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cấp giấy phép, chi phí xây dựng phần thô, máy móc do Chính phủ đầu tư vào khoảng 61 tỷ yên, phần còn lại như hệ thống máy tính do Cty đấu giá tự trang bị. Bên cạnh chợ đấu giá hiện đại, tồn tại song song các chợ truyền thống và chợ bán sỉ do chính quyền địa phương cấp phép. Một quy tắc rất sòng phẳng là khi đã tham gia chợ đấu giá thì không được tham dự ở chợ bán sỉ và ngược lại.



Quang cảnh một phiên chợ đấu giá hoa (trên) và cá ngừ (dưới)
Ông Nobuo Isomura, Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) cho biết, để được tham gia vào các phiên chợ đấu giá, các Cty phải đăng ký mã số cá nhân và đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định, tùy vào uy tín của từng đơn vị. Một quy định bắt buộc khác để được tham gia vào chợ đấu giá là các Cty đó phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mình kinh doanh. Ngược lại, nông dân Nhật chỉ cần tập hợp lại thành từng nhóm hay HTX để chung nhau một mã số, một tài khoản ngân hàng và thương hiệu mà không phải đóng một khoản phí nào. Trước hôm đấu giá, nhân viên trực điện thoại của Cty đấu giá sẽ cập nhật thông tin khách hàng từ phía nông dân, nhận hàng, phân loại, định giá và cất vào kho.
Hôm sau, 6h sáng phiên chợ đấu giá bắt đầu mở cửa, thông thường, mỗi phiên đấu giá 1 mặt hàng nông sản có khoảng 600 Cty tham dự. Mỗi DN có một máy tính nối mạng được đặt trên các khán đài như rạp chiếu phim ở nước ta. Khi đến lượt sản phẩm nào, các thông số về giá, xuất xứ, chất lượng đều được hiện lên các bảng điện tử và trên máy tính của các DN. Sau khi nhân viên Cty đấu giá giơ món hàng lên, chỉ 10 giây sau giá được chốt lại, ai là người trả giá cao nhất sẽ sở hữu lô hàng. Ngay sau đó, tất cả mọi thông tin về sản phẩm từ xuất xứ, Cty mua, giá cả đều được niêm yết công khai trên mạng internet nên đơn vị phân phối hay bán lẻ cũng không thể bán đắt cho người tiêu dùng. Cty đấu giá sau khi nhận tiền từ khách hàng sẽ chuyển vào tài khoản ngân hàng của nông dân chậm nhất sau 3 ngày và hưởng hoa hồng trị giá 9,5% giá trị lô hàng.

Ở Nhật hộ nông dân nào cũng có biết thự, xe hơi
Tham quan phiên chợ đấu giá hoa tại Nhật, chúng tôi vui mừng bắt gặp hoa cúc Đà Lạt. Hiện ở VN mới chỉ có hoa cúc, cẩm chướng của Cty Đà Lạt hasfarm đạt tiêu chuẩn XK sang Nhật, đây là điều đáng mừng nhưng cũng đặt ra cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, khi tiềm năng XK hoa của ta không phải là nhỏ song gần như chưa tham gia được vào thị trường hoa quốc tế. Trong nỗ lực ra nhập thị trường hoa Nhật Bản, chúng tôi đã làm việc với Cty Fresh Flowers tại Chiba tìm hiểu về công nghệ đóng gói, xử lý sau thu hoạch hoa, Cty Classic Japan Ltd và Trạm kiểm dịch sân bay Narita hy vọng có thể chia sẻ kinh nghiệm với mong muốn hoa VN sớm gia nhập thị trường sôi động này.
Rời các chợ đấu giá nông sản hiện đại, chúng tôi có tham quan các chợ đấu giá cá truyền thống nổi tiếng thế giới Tsukiji và chợ bán đấu giá rau quả Ota của xứ sở hoa Anh đào. Hình thức đấu giá tại các chợ truyền thống cũng tương tự như tại chợ đấu giá hiện đại, tuy nhiên mọi giao dịch đều diễn ra thủ công mà không có máy móc hỗ chợ. Tiếng hét giá náo động cả một góc chợ đã thu hút chúng tôi đến khu đấu giá cá ngừ, hàng trăm con cá ngừ được gắn mã số của người bán xếp thành hàng ngăn nắp. Các khách hàng với chiếc búa thử trên tay lần lượt đi xem chất lượng cá trước phiên đấu giá và tôi nhìn thấy có người còn cắt ra một miếng cá sống để ăn thử.
Tới giờ đấu giá, nhân viên Cty Tsukiji chào giá từng con cá ngừ một, trên khán đài là những Cty đấu giá với chiếc mũ có mã số trên đầu. Việc đấu giá diễn ra rất nhanh chỉ chưa tới 10 giây đã mua bán xong một con cá ngừ. Giám đốc Cty Chợ đấu giá cá Tsukiji chia sẻ, nhân viên Cty đấu giá bao giờ cũng hét giá rất cao lúc mời thầu nhưng hầu hết khách hàng đều là người chuyên nghiệp, nên chỉ cần nhân viên đấu giá hô loại cá nào họ đã biết chất lượng, giá cả ra sao và trả rất sát giá thị trường.
“Ưu điểm lớn nhất của mô hình bán đấu giá là tạo ra một chuỗi giá trị sát với thị trường, giá bán được người sản xuất, nhà bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng chia sẻ minh bạch. Đây là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên sự công bằng các khâu của một sản phẩm nông sản. Đặc biệt, người nông dân sẽ có thu nhập xứng đáng trên giá trị sản phẩm họ mang lại, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ", giám đốc Cty Tsukiji nhấn mạnh.

Bài viết của TS. Lê Đức Thảo - Q.Trưởng BM Đột biến & Ưu thế lai đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam (4/7/2012)
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che