Nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Bí đầu ra, chịu giá thấp
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1535
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8879865
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/5/2014 6:55:50 AM
Trong khi một số sản vật có bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì có giá hơn và được vét mua, nhiều sản vật khác vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn về đầu ra và giá cả.

Việc đăng bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) có vẻ như sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các sản vật đặc sản. Thế nhưng thực sự không phải như vậy, ngoài đăng ký bảo hộ cần có sự phối hợp giữa địa phương và nông dân, đồng thời phải tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Lo bí đầu ra, giá thấp

Ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, cho biết mỗi năm có khoảng 30.000 tấn vải thiều, trong đó khoảng 20.000 tấn đạt tiêu chuẩn để được gắn tem nhãn mang CDĐL “Thanh Hà”. Mỗi thùng xốp 30 kg, đóng lại, dán tem lên, có giá gấp 1,5-2 lần so với vải không có tem nhãn. Trừ các chi phí cho việc tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng, gắn tem nhãn... thì nông dân vẫn có lời hơn so với để vải không gắn tem nhãn.

Thế nhưng “cái khó của quả vải là mùa thu hoạch tháng 5 nắng nóng, quả vải có hàm lượng đường cao, vỏ lại mỏng nên dễ hư hỏng. Phải đẩy tiêu thụ cho nhanh nên muốn thương lượng cho giá lên cao thì khó lắm, có phải mỗi mình bán vải đâu, còn vải xứ khác nữa chứ!” - ông Bát chia sẻ.

Hiệp hội khuyến khích người dân sấy khô để bảo quản tốt hơn, lâu hơn. Vải sấy vẫn được gắn tem nhãn Thanh Hà. Tuy nhiên, giá vải sấy vẫn phụ thuộc thị trường Trung Quốc, có năm như năm ngoái, giá vải sấy gấp bốn lần vải tươi thì nông dân được lợi. Nhưng nhiều năm chỉ bán được bằng giá vải tươi dù mất thêm nhiều chi phí sấy, bảo quản, đóng gói cho vải.

Trong khi vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn khá yên tâm về đầu ra thì hầu hết đặc sản khác lại rơi vào tình trạng lo lắng về đầu ra lẫn giá cả. Bà Lê Thị Bích Thủy, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, băn khoăn: “Ta đã làm xong việc đăng ký bảo hộ rồi nhưng đầu ra thì sao, ai sẽ tiêu thụ những sản vật này? Tỉnh quy hoạch cả trăm ngàn hecta trồng xoài (xoài Cao Lãnh có tiếng là thơm ngon) nhưng giá cả thế nào? Mình hô hào dân tham gia đi nhưng khi giá nông sản từ 10.000  đồng/kg xuống còn 1.000 đồng/kg, dân quay lại đổ thừa tại mình “xúi” thì mình tính sao? Như quýt Lai Vung, năm ngoái phía Bắc về mua “cháy hàng” luôn mà tới năm nay thì lại không tiêu thụ được”.

Có danh phải cao giá

Bà Thủy cho rằng khó khăn trên là khó khăn chung của các tỉnh. Đăng ký bảo hộ xong rồi, làm sao để sự bảo hộ này mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân?

Một đơn vị tư vấn về sở hữu trí tuệ cho biết đây là bài toán khó với tất cả sở Khoa học và Công nghệ. Vị này giới thiệu kinh nghiệm về một khách hàng ở miền Trung, nơi này có một sản vật có tiềm năng kinh tế. Doanh nghiệp nhìn thấy tiềm năng đó. Chính doanh nghiệp đứng ra làm chủ chốt, nhờ tỉnh đứng tên đăng ký nhưng doanh nghiệp mới chính là đơn vị tham mưu lẫn kiểm tra việc sử dụng.

Ông Tạ Quang Minh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, cho biết có những sản vật không thể tăng về sản lượng được vì vùng địa lý tạo ra sản vật có giới hạn. Vì vậy mà sự phát triển kinh tế về mặt sản lượng sẽ thấp. Nếu nhắm vào sản lượng, các tỉnh có thể không tìm được đầu ra ổn định đâu. Thay vào đó, các địa phương cần quảng bá, tuyên truyền về sản vật của mình, khẳng định chất lượng sản phẩm. Một khi sản phẩm có chất lượng đồng đều, có uy tín thì sẽ thúc đẩy giá sản phẩm cao hơn, lợi ích kinh tế từ đó mà ra.

Để bảo đảm chất lượng cho đặc sản, tỉnh nào có CDĐL phải quản lý tốt, giữ cho chất lượng sản phẩm đồng đều, không đặt nặng sản lượng. Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, kể lại một kinh nghiệm mà các nhà làm CDĐL của Pháp từng chia sẻ. Chúng ta khoe chúng ta tăng năng suất, làm được ba vụ lúa một năm. Người Pháp nghe thì ngạc nhiên lắm, họ hỏi: “Thế các ông không cho đất nghỉ ngơi à?”. Thống kê về đặc sản, sản vật cho thấy tỉnh nào cũng có cả chục món. Nếu không can thiệp kịp thời để giữ gìn thì các đặc sản này sẽ dần mai một.

Bưởi Đoan Hùng là một sản vật được bảo hộ CDĐL, vẫn đang trong thời vàng son về giá cả và đầu ra. Tuy nhiên, cây bưởi vùng này đang dần cỗi đi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả trong thời gian tới. Việc phục dựng nguồn bưởi quý này đang được thực hiện để giữ gìn danh tiếng và giá trị kinh tế cho nông dân vùng này.

Nức tiếng mà băn khoăn bảo hộ

Ai cũng khen sen Tháp Mười. Chúng tôi băn khoăn quá. Không đăng ký bảo hộ thì nhỡ có ai đăng ký cái tên Tháp Mười cho sen thì “chết”! Còn xoài nữa, cũng ngon, cũng có tiếng. Mà đăng ký bảo hộ rồi thì làm cách nào phát huy lợi ích kinh tế cho nông dân đây?

Bà LÊ THỊ BÍCH THỦY, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp

Bảo hộ để giữ tiếng

Tùy địa phương đặt mục tiêu gì cho việc bảo hộ CDĐL. Có những CDĐL cần được bảo hộ như một di sản, đặt nặng vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống hơn là nhắm đến lợi ích kinh tế. Ví dụ, hoa mai vàng Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) là loài hoa duy nhất trước đến nay được bảo hộ CDĐL. Loại sản vật này không nhắm nhiều đến vấn đề kinh tế mà đầu tiên là bảo vệ yếu tố văn hóa, truyền thống của địa phương. Loài hoa này gắn với truyền thuyết vua Trần Nhân Tông rời kinh về đây đã cùng các đệ tử trồng những cây mai đầu tiên.

Ông TẠ QUANG MINH, Cục trưởng  Cục Sở hữu trí tuệ

Theo QUỲNH NHƯ

 

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che