Nông sản Việt “chê” sàn giao dịch điện tử
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 774
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8881368
 

 
 

Cập nhật lúc: 2/7/2014 7:10:54 AM
Là hình thức thương mại tiên tiến, phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn trên các sàn giao dịch điện tử trong nước cũng như sàn quốc tế.
Cũng đã có một số sàn giao dịch nông sản trong nước được thành lập với kỳ vọng đưa hình thức thương mại này tới gần với nông dân, doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên tới nay, ý đồ này vẫn chưa thành hiện thực.

Những sàn giao dịch “yểu mệnh”

Là một trong những sàn giao dịch nông sản đầu tiên tại Việt Nam, Trung tâm Giao dịch thủy sản Cần Giờ được khai sinh cuối năm 2002. Tuy nhiên, chỉ sau vài chục phiên giao dịch, trung tâm này phải âm thầm đóng cửa do không có người tham gia mua bán qua sàn.

Trong khi đó, dưới sự bảo trợ về  tài chính của  Ngân hàng Sacombank, Sàn giao dịch Điều Bình Phước ra đời với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh điều, giúp ngành điều Việt Nam trở thành “ông trùm” trên thị trường thế giới. Thế nhưng, chỉ mới sau vài phiên chạy thử nghiệm, Sàn giao dịch Điều Bình Phước cũng phải giải tán vì các doanh nghiệp điều hầu hết phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, không có sẵn nguyên liệu dự trữ để ký gửi, khớp lệnh các giao dịch.

Tiếp sau điều, cà phê cũng là sản phẩm được các nhà đầu tư quan tâm, đưa lên sàn. Dự án Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) được phê duyệt từ giữa năm 2003, với tổng vốn lên đến gần 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2008, BCEC chính thức được đưa vào hoạt động, được xem là sàn giao dịch nông sản hiện đại nhất Việt Nam.

Thế nhưng, sau gần 5 năm, đơn vị này cũng đang rơi vào “vết xe đổ” của những sàn giao dịch nông sản từng chết yểu trước đó. Kết quả hoạt động của BCEC chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn: Có 90 thành viên tham gia sàn giao dịch, trong đó gồm 63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới. Số lượng cà phê được mang đến BCEC ký gửi, giao dịch mới được hơn 10.000 tấn/năm so với tổng sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm của cả khu vực. Giá trị giao dịch cũng rất thấp, chủ yếu do các thành viên môi giới giao dịch, khớp lệnh với nhau.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Bình từng cho rằng, với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại như trên, BCEC phải trở thành trung tâm giao dịch cà phê sôi động của cả nước. Tuy nhiên, BCEC không thể giống sàn London hay New York hiện nay, thiên về tài chính và nơi hoạt động của đầu cơ sản phẩm cà phê được.

Thay vào đó, đơn vị này phải chú trọng nhiều hơn tới chuỗi cung ứng, lấy nông dân sản xuất nhỏ làm trung tâm và lấy rang xay làm điểm đến cuối cùng của hàng hóa.

Doanh nghiệp vẫn ngại lên sàn

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các sàn giao dịch điện tử là xu hướng phát triển chung của thương mại thời kỳ mới. Cũng có nhiều kỳ vọng về một phương thức mua bán minh bạch, hiện đại, tiện lợi và giúp doanh nghiệp quản trị được những rủi ro trong thương mại.

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mỹ Phương (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), người có nhiều nghiên cứu về chính sách tạm trữ, kinh doanh cà phê của Việt Nam và thế giới, cho biết, thương mại điện tử là một phương thức hiện đại không thể chối cãi, cùng với đó cũng có nhiều công cụ đi kèm, giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều nông sản trong nước chưa “đứng” được trên các sàn quốc tế là do Việt Nam chưa định chuẩn được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của sàn giao dịch. Do đó, Việt Nam thường phải xuất khẩu nông sản, nhất là cà phê theo kiểu hợp đồng trừ lùi, giao sau.

“Hơn nữa, bán hàng qua sàn giao dịch, doanh nghiệp phải có tiền ký quỹ, phải vận chuyển hàng hóa đến kho, rồi phải giam hàng trong kho trong khi chờ đợi người mua… Như vậy, chi phí tăng lên và sẽ có một số vốn lớn bị chôn trong kho cùng với lô hàng. Mà doanh nghiệp Việt thì vốn rất mỏng”- bà Phương giải thích thêm.

Trong khi đó, ông Trần Đức Tụng – Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho rằng, do thói quen mua đứt bán đoạn thông qua hệ thống thương lái, người Việt Nam khó có thể thành công trên sàn giao dịch điện tử.

Hơn nữa, các cơ chế, chính sách của Nhà nước về hoạt động thương mại này vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa đảm bảo được sự an toàn về tài chính, giao nhận hàng cho cả nông dân và doanh nghiệp khi bước chân lên sàn. Ông Tụng cho biết, ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Singapore, các hàng rào bảo vệ trong luật pháp về đầu cơ, tài chính, bảo hiểm trong thương mại… đã được chuẩn bị sẵn sàng, doanh nghiệp được bảo vệ những quyền lợi chính đáng khi giao dịch.

“Hạt tiêu Việt Nam hiện đang làm rất tốt khâu thương mại nhưng nếu lên sàn giao dịch cũng sẽ “chết chắc”, do các doanh nghiệp trong nước chưa rành về thương mại điện tử, chưa có kinh nghiệm trong dự báo thị trường, từ đó đưa ra thời điểm chốt giá có lợi cho mình”- ông Tụng nhấn mạnh.

Theo Thuận Hải

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che