Không chỉ kêu than với Chính phủ về việc khó thoái vốn trước 2015, nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty tỏ ra tiếc nuối vì các khoản đầu tư này đang hái ra tiền.
Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cao Su (VRG) cho hay đến hết năm 2013, VRG đã thoái được hơn 200 tỷ đồng và thu được lợi nhuận gần 25 tỷ. Tuy nhiên, theo ông Thuận, nếu buộc tập đoàn phải thoái tất cả vốn ngoài ngành chính xong trước 2015 thì sẽ “rất lãng phí”.
|
Vietnam Airlines vẫn còn mắc kẹt 97 tỷ đồng vốn ngoài ngành
|
“Vốn ngoài ngành chúng tôi còn rất nhiều. Ngoại trừ vốn mắc ở chỗ mà thị trường chưa ấm còn lại nhiều dự án đang làm ăn có hiệu quả, hoặc đang đầu đư dở dang nên cần thời gian hoàn thành”, ông Thuận than thở. Những dự án ngoài ngành có lãi của VRG đầu tiên phải kể đến thủy điện. Ông cho rằng VRG có 4 dự án thủy điện rất hiệu quả. "Một số đang đầu tư dở dang phải hoàn thiện. Chứ nếu không thì khác nào may một chiếc áo mà chưa có khuy thì sao thành áo được", ông nói.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo cấp cao tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng tình với phương án cho phép thoái vốn dưới mệnh giá để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Theo ông, việc cổ phần hóa thành công có thể tạo động lực giúp phát triển thị trường chứng khoán trường hợp doanh nghiệp quyết định niêm yết lên sàn. “Nếu doanh nghiệp thực hiện cương quyết, lượng hàng mới cho thị trường chứng khoán sẽ dồi dào. Tất nhiên thị trường có thể gặp rủi ro vì sức cầu đưa ra lớn, nhưng tôi nghĩ càng có nhiều lựa chọn, các nhà đầu tư tổ chức càng phát triển, dòng vốn nước ngoài tập trung vào Việt Nam nhiều hơn”, vị này chia sẻ.
Cổ phần hóa được xem là một quá trình có thể kéo dài nhiều năm hoặc vài tháng. Khâu cuối cùng của quá trình này là các doanh nghiệp chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Theo Nghị định 108 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, sau một năm kể từ ngày IPO các doanh nghiệp sẽ phải niêm yết lên sàn. Nếu không thực hiện việc chào sàn, công ty phải nộp phạt 100-150 triệu đồng. Ngoài ra, chứng khoán đã chào bán phải bị thu hồi và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư, cộng thêm khoản lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Trường hợp trên chỉ loại trừ chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết.
Tường Vi
|
Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV Trần Bắc Hà cho biết BIDV có hai lĩnh vực ngoài ngành đang “hái ra tiền”. Một là dự án thủy điện bên Lào có tỷ suất lợi nhuận 10,8% và cao hơn nữa là Công ty Cho thuê máy bay lời đến 18%.
Ông Hà đề nghị cần rà soát quy định chứ không nên bắt thoái vốn với bất kỳ giá nào. Còn ông Thuận khẳng định, có một số dự án không thể chấm dứt, cần kéo dài việc thoái vốn sau năm 2015 vì ở tình thế “buộc phải kéo dài”.
Chủ tịch Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) Phạm Viết Thanh cho biết trong 10 danh mục phải thoái vốn với tổng số tiền 297 tỷ, tổng công ty đã thoái xong 200 tỷ (sổ sách) thu về 427 tỷ đồng. “Số vốn ngoài ngành còn 97 tỷ đồng song hoặc nằm tại các doanh nghiệp thua lỗ 2 năm liền hoặc bị vướng bởi các văn bản quy định nên rất khó đúng tiến độ”, ông Thanh nói. Vì vậy, theo ông việc thoái vốn đảm bảo đúng lộ trình hay không còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh của các văn bản này.
Ông Trần Bắc Hà bình luận quy định thoái vốn chưa bao quát được thị trường và còn phân tán. “Thoái vốn tiến độ chậm. Nếu không thay đổi tư duy, cách thực hiện thì lộ trình này khó mà khả thi. Yêu cầu bảo tồn vốn nhưng thị trường không thuận tiện, giao dịch trên sàn không có, khó tìm đối tác", ông nói thêm.
Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) Lại Văn Đạo cho rằng, các doanh nghiệp khác cũng cần được áp dụng cơ chế như Thủ tướng từng cho phép SCIC trong một năm qua. Theo đó, có thể bán dưới giá trị sổ sách trong trường hợp đấu giá không thành. “SCIC đã được bán dưới mệnh giá, được giảm giá trong trường hợp đấu thầu không được. Trong 6 tháng SCIC được giảm 3 lần, mỗi lần 10%. Còn với cổ đông chiến lược thì đấu giá 30% rồi lấy giá bình quân này bán cho người lao động tại doanh nghiệp”, ông Đạo dẫn chứng.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết quy định hiện hành đã cho phép thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách nhưng doanh nghiệp vẫn phải cố gắng bảo toàn vốn ở mức cao nhất, không thoái bằng mọi giá.
Trong khi đó Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh hứa sẽ điều chỉnh quy định theo hướng phân loại lĩnh vực đang đầu tư có lãi, lĩnh vực đang lỗ để có từng biện pháp thích hợp. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng khẳng định thoái vốn ngoài ngành vẫn phải thực hiện. “Với lĩnh càng để càng mất thì bán nhanh. Có cái chưa vội nhưng thoái xong sẽ làm lành mạnh tài chính để đầu tư ngành chính có hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Chí Hiếu
Theo: www.vnexpress.net