Thị trường thịt: Thử truy xuất nguồn gốc xuất xứ
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1571
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8879901
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/22/2014 7:12:07 AM
“Nhiều bạn bè của tôi còn than rằng bây giờ nhìn đâu cũng thấy thịt bẩn, ăn thì có thể chết vì ngộ độc nhưng không ăn thì chết đói nên cũng đành liều chứ biết làm sao?”, chị Nhung than thở

Mỗi ngày có tới hàng ngàn tấn thịt từ khắp nơi đưa vào thành phố tiêu thụ, nhưng người tiêu dùng chưa được thông tin đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ. 

Mới đây, TP.HCM triển khai đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “chuỗi thực phẩm an toàn” nhằm từng bước kiểm soát, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Trong cụm chuyên trang kỳ này, Thế Giới Tiếp Thị sẽ tổng hợp, cung cấp thêm những thông tin liên quan đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ để bạn đọc có thể lựa chọn được nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình…

Cứ sau 4 giờ chiều là trong đầu chị Dương Thị Cẩm Nhung (quận Thủ Đức, TP.HCM) lại phải tính toán xem hôm nay sẽ mua gì, nấu món gì cho chồng con trong bữa tối. Điều đó nghe tưởng chừng hết sức đơn giản, nhưng thực tế không hề giống như vậy. Chị Nhung cho hay chị rất hoang mang vì không biết chọn mua thịt ở đâu cho an toàn, vì thịt ở chợ lẻ và siêu thị đều không có nguồn gốc xuất xứ.

Người tiêu dùng đang bị đánh đố

“Nhiều bạn bè của tôi còn than rằng bây giờ nhìn đâu cũng thấy thịt bẩn, ăn thì có thể chết vì ngộ độc nhưng không ăn thì chết đói nên cũng đành liều chứ biết làm sao?”, chị Nhung than thở…

Tình cảnh của chị Nhung không phải là cá biệt mà hiện nay khi người tiêu dùng đang đứng giữa ma trận nguồn thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt cừu trong khi nguồn cung cấp thực sự sạch, có nguồn gốc rõ ràng lại quá hiếm và thật giả lẫn lộn.

Từ nhiều tuần nay, bà Sử (phường Linh Trung, Thủ Đức) sau khi biết được thông tin khu B của chợ Thủ Đức đang bán thịt sạch trong dự án LIFSAP do ngân hàng Thế giới tài trợ cho TP.HCM, nhằm hỗ trợ cung cấp thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn đã bỏ thói quen ghé quầy thịt ngoài lề đường để đi thẳng tới đây mua. 

Sau khi mua được vài hôm thì bà Sử phát hiện tuy miếng thịt heo được treo trên các móc inox sáng loáng; bàn thịt, dao và thớt chặt thịt tươm tất, sạch sẽ nhưng khi hỏi thông tin nguồn gốc xuất xứ thì người bán không giải thích được là lấy từ đâu? “Tui thắc mắc thì tiểu thương ậm ờ là nhập thịt từ lò mổ ở quận 12. Hỏi con heo nuôi ở đâu thì họ không hay nên quyết định ra ngoài mua vì thịt ở đâu cũng không có nguồn gốc”, bà Sử tâm sự.

 

Cũng trong tâm trạng băn khoăn về nguồn gốc xuất xứ của miếng thịt heo như bà Sử, một chị bạn làm trong ngành tài chính của một công ty nước ngoài kể cách đây hơn năm chị mua phải miếng thịt heo bị bệnh gạo ở chợ T., quận 1. Từ đó, chị không dám mua thịt heo ở chợ nữa, mà cuối tuần thường ghé vào siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu “xách” thịt heo cắt sẵn, đóng gói của Vissan về trữ trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần. 

Cẩn thận hơn như ông H., giám đốc một công ty chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi ở quận Gò Vấp, đều đặn hai tuần một lần chạy xe về Tây Ninh để “xách” thịt heo từ trên đó về ăn. Làm trong ngành thức ăn, ông H., hiểu rất rõ cơ chế sinh trưởng của con heo. 

Để có thớ thịt săn, chắc, tỷ lệ nạc nhiều, một số chủ trại thường “thúc” bằng thuốc tăng trọng. Miếng thịt heo không nguồn gốc xuất xứ, nếu còn tồn dư loại “thần dược” này, ăn phải dễ mắc ung thư như chơi. “Thịt heo ở siêu thị hiện nay cũng không chứng minh được nguồn gốc, nên chắc ăn nhất là về quê lấy thịt heo của gia đình, người thân tự nuôi cho an toàn”, ông H. nói tỉnh rụi.

Các bà nội trợ có lý do để sợ những miếng thịt heo, thịt gà đang bán ở mọi ngõ ngách, kể cả trong một số hệ thống siêu thị bởi chúng không có bất cứ thông tin gì chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: nuôi ở đâu, ai nuôi, quy trình nuôi có đảm bảo an toàn không, có sử dụng chất cấm, chất tăng trọng, đưa về lò giết mổ có đạt vệ sinh… Quan sát các quầy, sạp ở chợ hiện nay, thịt heo, thịt gà, thịt bò, thịt bê… chỉ được “đóng” một dấu màu xanh của cơ quan thú y để xác nhận rằng “sản phẩm đã được kiểm dịch”, còn chất lượng bên trong miếng thịt thì không có bất kỳ loại giấy nào chứng nhận.

Tiểu thương “cười trừ”

Bà Thuỷ, tiểu thương có thâm niên 20 năm bán thịt heo ở chợ Tân Định, quận 1, thường lệ, 6 giờ sáng là bà có mặt ở quầy thịt để nhận hàng từ một xe ba gác chở thịt đến từ một lò mổ ở Hố Nai, Đồng Nai. Khi hỏi về nguồn gốc con heo, bà cười xoà: “Buổi chiều hôm trước tui gọi điện cho chủ lò mổ đặt hàng, chốt số lượng, giá cả. Sáng sớm hôm sau họ thuê xe ba gác chở tới cho tui bán chứ làm sao tui biết được con heo đó là của ai nuôi!”

Trung bình mỗi ngày, gần 10 triệu công dân thành phố tiêu thụ khoảng 9.000 con heo, 120.000 con gia cầm các loại. Lượng thịt này được thu gom ở các trang trại chăn nuôi từ quy mô công nghiệp đến nhỏ lẻ hộ gia đình từ khắp nơi đưa vào. Từ nhiều năm nay, thành phố có hai chợ đầu mối chuyên bán sỉ thịt heo, thịt gà là chợ Tân Xuân (Hóc Môn) và Bình Điền (quận 8). Đội ngũ thương lái, sau khi mua gom heo ở trang trại từ chiều hôm trước, tối đến họ tập kết về các lò giết mổ nằm rải rác ở khu vực giáp ranh thành phố để giết mổ. 

Tại mỗi lò mổ sẽ có đội ngũ thú y túc trực, nhiệm vụ của họ là đếm đầu con, “thăm” và khám lâm sàng từng con heo sau đó mới cho phép thương lái đưa vào mổ thịt. Giết mổ xong, thú y tiến hành đóng dấu lên từng con heo, cấp giấy kiểm dịch, sau đó thương lái vận chuyển bằng xe chuyên dụng ra hai chợ đầu mối nói trên bán sỉ cho tiểu thương chợ lẻ để cung cấp đến người tiêu dùng.

Theo ban quản lý chợ Hóc Môn, trung bình mỗi đêm lượng heo về chợ này khoảng trên dưới 5.000 con. Còn giới thương lái thì cho biết, heo được nhập từ nhiều vùng khác nhau, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, nhưng khi đưa về đây lại được bán lẫn lộn nên không thể xác định được nguồn gốc. Bà Trang, thương lái bán thịt heo lâu năm ở chợ Hóc Môn, cho biết mỗi đêm đem về chợ khoảng 200 con heo. 

Số heo này được bà gom ở khu vực tỉnh Đồng Nai, chở về một lò mổ ở quận 12, mổ thịt xong thì đưa về chợ Hóc Môn chặt đầu, chặt chân, xẻ làm đôi (heo mảnh) để tiểu thương chợ lẻ lựa chọn. Bà Trang nói rằng sau khi chặt đầu, xẻ thịt làm đôi thì con heo nào cũng “trắng nõn” như nhau, không thể phân biệt chúng được nuôi ở trang trại nào, vùng nào.

Truy xuất nguồn gốc ở chợ sỉ, nơi thịt heo từ trại về chợ chỉ qua một khâu trung gian là thương lái đã khó như vậy, nên việc tiểu thương chợ lẻ chỉ biết “cười trừ” khi người tiêu dùng hỏi “địa chỉ” miếng thịt heo cũng là điều dễ hiểu. 

 

Công ty C.P Việt Nam là doanh nghiệp nắm giữ 7% thị phần thịt heo, 16% trứng gà công nghiệp và khoảng 22% thịt gà công nghiệp và là doanh nghiệp duy nhất có mô hình chăn nuôi khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, chế biến thực phẩm và phân phối. Tuy nhiên, ngoại trừ thịt gà, trứng gà có gắn thương hiệu C.P, chuỗi heo sạch của C.P vẫn bị ngắt khúc do doanh nghiệp này chưa có lò giết mổ, chưa có cửa hàng, điểm bán lẻ. Hiện nay, nguồn heo của C.P chỉ được bán cho thương lái, sau khi giết mổ, cũng bị bán lẫn lộn, người dùng không thể nhận diện. C.P mới chỉ có một cửa hàng bán thịt heo ở phường Tân Phú, quận 7.


Theo Đặng Hoàng

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che