Thủ tướng đạt trên 99% phiếu bầu vào Quốc hội
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 691
Hôm qua: 2075
Tổng số: 8834459
 

 
 

Cập nhật lúc: 6/10/2016 9:05:56 AM
Từ 870 ứng viên, cử tri cả nước đã bầu ra 496 đại biểu Quốc hội khóa 14, thiếu 4 người so với dự kiến. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trúng cử với tỷ lệ phiếu cao nhất 99,48%, kế đó là Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch 95,87%. 

15h ngày 9/6, Hội đồng bầu cử Quốc gia họp báo công bố kết quả bầu cử và danh sách người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14. Chủ trì là Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Tuý, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. 

Theo ông Trần Văn Túy, tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 là 870, có 496 người trúng cử. Tất cả 19 ủy viên Bộ Chính trị, 17 thành viên Chính phủ ứng cử đã trúng. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đạt tỷ lệ phiếu 87,16%. Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đạt tỷ lệ phiếu 85,02%​.

Trong danh sách trúng cử, có 2 người tự ứng cử, 21 người ngoài Đảng, 317 đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu.

Danh sách 496 đại biểu Quốc hội khóa 14 

thu-tuong-dat-tren-99-phieu-bau-vao-quoc-hoi-page-2

Đồ họa: Tiến Thành.

Bầu thiếu vài đại biểu không ảnh hưởng gì

Tại cuộc họp báo, trả lời về vấn đề bầu hộ bầu thay, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thừa nhận có một số đơn thư gửi đến Hội đồng bầu cử Quốc gia đề cập tình trạng này. Hội đồng đã kiểm tra, kết quả cho thấy có ý kiến là nặc danh, có ý kiến nêu gia đình có 6 người và có người đi làm ăn xa nên xảy ra việc bỏ phiếu thay.

“Việc này là sai, nhưng những cái sai này do thiếu hiểu biết, không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử”, ông Hiển nói.

thu-tuong-dat-tren-99-phieu-bau-vao-quoc-hoi-page-2-1

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Ảnh: Giang Huy.

Về việc trong hiệp thương lần 3 đã loại một số ứng cử viên được cử tri nơi công tác, cư trú thống nhất giới thiệu gây dư luận không tốt, ông Hiển giải thích: “Hiệp thương vòng 3 ở tầm rộng hơn đã có ý kiến và biểu quyết là các ứng cử viên đó chưa đủ điều kiện để tham gia ứng cử làm đại biểu Quốc hội, vì vậy họ không nằm trong danh sách”. Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho rằng điều này cần rút kinh nghiệm, để trong quá trình tổ chức bầu cử đảm bảo đồng thuận từ trên xuống dưới.

Bình luận về tỷ lệ 95,8% người trúng cử là đảng viên, trong đó có gần 100 ủy viên Trung ương Đảng, ông Hiển nói khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã dự kiến ứng viên đại diện cho các thành phần, giai tầng, cơ quan. Những ủy viên Trung ương Đảng phần lớn ở cơ quan quan trọng tại các bộ, ngành, địa phương. Việc các ủy viên Trung ương Đảng trúng cử nằm trong dự kiến cơ cấu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Mặt trận xem xét, hiệp thương, đúng định hướng, góp phần vào vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan lập pháp.

Trả lời việc chỉ có 496 người trúng cử trong khi dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội là 500, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban công tác đại biểu, cho rằng quan trọng là bầu cử đảm bảo công bằng, chất lượng, nên ai không trúng cử cũng không có gì băn khoăn.

Ông Túy giải thích thêm, Quốc hội 14 dự kiến tăng đại biểu chuyên trách (tăng 15 đại biểu so với khoá 13) nên việc bầu thiếu có ảnh hưởng nhất định đến bố trí nhân sự. Nhưng qua rà soát ban đầu thì việc ảnh hưởng này không lớn. Sau này qua hoạt động thực tiễn của Quốc hội, các cơ quan sẽ có cơ hội lựa chọn, bổ sung.

Quốc hội sẽ tươi trẻ hơn

Kết quả bầu cử cho thấy tỷ lệ đại biểu tái cử khóa 14 thấp (chỉ có 160 đại biểu khóa 13 tái cử). Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn số liệu thống kê chứng minh các khoá trước số đại biểu tái cử nằm trong khoảng 33-35%, và khoá 14 với 160 đại biểu tái cử cũng nằm trong quãng 30-35%. Hơn nữa, số đại biểu tham gia mới phần lớn có đủ tiêu chuẩn, có nhiều kinh nghiệm công tác, tham gia hoạt động dân cử ở địa phương. Vì vậy chỉ có 160 đại biểu tái cử không ảnh hưởng đến hoạt động của Quốc hội mà còn làm cho Quốc hội đổi mới, tươi trẻ hơn.

thu-tuong-dat-tren-99-phieu-bau-vao-quoc-hoi-page-2-2

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Giang Huy.

Trả lời câu hỏi vừa qua trên mạng xã hội có lời kêu gọi cử tri không đi bầu cử, có người phát động "một lá phiếu chỉ để một cái tên", việc này ảnh hưởng thế nào đến kết quả bầu cử, ông Hiển nói: "Chúng ta có tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao với 99,35%, điều này nói lên những lời kêu gọi của một số cá nhân không có tác dụng. Nhân dân ta đã vừa thực hiện quyền, thể hiện trách nhiệm, ý thức cá nhân của mình. Những luận điệu xuyên tạc không ảnh hưởng gì, cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp".

Top 5 người được bầu với tỷ lệ phiếu cao

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 99,48%
2. Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch 95,87%
3. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng 95,44%
4. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ 95,32%
5. Thượng tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm 95,16%

17 thành viên Chính phủ trúng cử gồm:

1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đạt tỷ lệ 99,48%.
2. Phó thủ tướng Trương Hoà Bình, 81,19%
3. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, 95,32% 4.
4. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 83,44%
5. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, 95,87%
6. Bộ trưởng Công an Tô Lâm, 95,16%
7. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, 84,89%
8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến, 79,83%
9. Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, 88,24%
10. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, 84,02%
11. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, 95,44%
12. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, 65,55%
13. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, 75,22%
14. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, 81,88%
15. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, 67,81%
16. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, 75,72%
17. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, 88,28%

Võ Văn Thành - Hoàng Thùy

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che