Tôm Việt Nam có giành lại lợi thế ở thị trường Nhật?
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 3698
Hôm qua: 5605
Tổng số: 8907460
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/30/2012 12:15:31 PM
Nhật Bản vừa từ chối hơn 10 lô hàng tôm từ Ấn Độ. Điều này có thể khiến tôm Việt Nam giành lại vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản.
 
Nhật Bản vừa từ chối hơn 10 lô hàng tôm từ Ấn Độ. Điều này có thể khiến tôm Việt Nam giành lại vị thế của mình trên thị trường Nhật Bản.

 

 

Trên thị trường Nhật Bản, trong thời gian gần đây, tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ấn Độ về giá và nguồn cung. Xét về giá, giá tôm sú Ấn Độ luôn rẻ hơn từ 20 - 25% khiến cho tôm Việt Nam gặp áp lực, buộc phải hạ giá bán thấp, thậm chí thấp ngang với giá tôm nguyên liệu.

Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá tôm sú Việt Nam một phần là do kỹ thuật nuôi, phần khác là vì lãi suất tiền vay cộng với rủi ro trong nuôi tôm của nông dân Ấn Độ thấp, dẫn đến tổng chi phí đầu vào của tôm sú Ấn Độ thấp hơn.

Không chỉ phải cạnh tranh về giá, tôm Việt Nam còn phải chiụ áp lực về nguồn cung. Ấn Độ đã nới lỏng quy định hạn chế nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Theo đó, nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ sẽ không phải qua kiểm dịch virus Baculovirus penaei. Với việc sửa đổi này, sản xuất tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ có nhiều thuận lợi hơn và sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) dự đoán, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ trong năm 2012 có thể đạt 60.000 tấn, gấp hai so với năm 2011. Tuy nhiên, nhiều dự báo khác lại cho rằng, con số này có thể lên đến 100.000 tấn.

Việt Nam cũng đã mở rộng nuôi tôm chân trắng nhưng sản xuất tôm chân trắng của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao… dẫn đến nguồn cung bất ổn.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, với việc phát hiện Ethoxyquin, một chất chống oxy hóa trong tôm Ấn Độ xuất khẩu sang Nhật Bản, đã ảnh hưởng nặng nề triển vọng xuất khẩu của Ấn Độ với nước này. Nhật Bản đã từ chối hơn 10 lô hàng tôm xuất khẩu từ Ấn Độ, gây thiệt hại nặng cho các nhà xuất khẩu và người nuôi tôm nước này.

Vấn đề nhiễm Ethoxyquin trong tôm vẫn chưa được giải quyết nên Nhật Bản có thể sẽ cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ. Việc Nhật Bản hủy bỏ hàng loạt các đơn hàng mua tôm của Ấn Độ đã ảnh hưởng xấu đến các công ty xuất khẩu tại Odisha và Tây Bengal. Bộ Thương mại Ấn Độ đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 27-8 và sẽ sớm cử một đoàn quan chức cấp cao sang Tokyo, Nhật Bản.

Vấn đề Ethoxyquin cũng khiến giá tôm trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, từ 25 – 35% trong vòng 2 - 3 tuần qua. Ngoài ra, các đơn hàng từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ và châu Âu cũng giảm.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) G Mohanty cho biết, Odisha và Tây Bengal là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do 60% sản lượng tôm sú của khu vực này được xuất sang Nhật Bản.

Ông cũng cho biết thêm, phía Nhật Bản đã bắt đầu kiểm tra chất Ethoxyquin mà không có bất kỳ thông báo nào đến các nhà xuất khẩu hoặc Chính phủ Ấn Độ. Ngành nuôi trồng thủy sản tại Odisha và Tây Bengal đang bị khủng hoảng do giá tôm giảm mạnh.

Theo SEAI, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đã bị thiệt hại nghiêm trọng trong các tháng 4,5,6 khi các sản phẩm của nước này bị mất uy tín trên các thị trường chính như châu Âu và Nhật Bản. Khối lượng xuất khẩu giảm xuống còn 131.000 tấn, trị giá 515 triệu đô la, giảm 20% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sao Mai

TBKTSG



 

 

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che