Tranh cãi xung quanh vụ ôtô 7 chỗ lao từ cầu cạn xuống đất
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1678
Hôm qua: 2738
Tổng số: 8833371
 

 
 

Cập nhật lúc: 7/26/2016 8:33:05 AM

Bên cạnh ý kiến cho rằng tài xế thiếu quan sát, đi vào đường cấm nên gặp nạn, nhiều người lại cho rằng thiết kế cầu bất cập, tạo thành cái bẫy gây nguy hiểm cho phương tiện.

tranh-cai-xung-quanh-vu-oto-7-cho-lao-tu-cau-can-xuong-dat

Chiếc xe đâm đổ lan can cầu cạn và lao xuống đất. Ảnh: Lê Hùng

Sau tai nạn ôtô 7 chỗ rơi từ đường trên cao Vành đai 3 đoạn qua quận Hoàng Mai (Hà Nội) xuống đất, đã có nhiều tranh cãi liên quan đến việc thiết kế góc chuyển tiếp từ làn dừng đỗ khẩn cấp sang làn xe chạy. Hiện trường cho thấy, góc chuyển tiếp này được thiết kế vuông, có bê tông che chắn và lan can sắt cao vài chục cm. Từ xa, có biển cảnh báo, vạch sơn, gờ giảm tốc để cảnh báo các phương tiện không đi vào. Buổi tối, đoạn đường này có hệ thống chiếu sáng. 

Một bạn đọc tên Hải cho rằng, nguyên nhân tai nạn không riêng lỗi của tài xế mà còn có cả lỗi của nhà thiết kế, thi công. "Chỗ này không khác gì cái bẫy, ai không để ý, thiếu quan sát là sập bẫy ngay. Đáng ra đoạn này phải làm hẹp dần dần thì lại cụt luôn thế này, nhìn đã thấy vô lý. Cần làm rõ trách nhiệm thiết kế cây cầu này", anh Hải thẳng thắn nói.

Đồng quan điểm, anh Trần Toản ở Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng với đường cao tốc, phần lan can phải làm dọc theo hướng xe chạy chứ không vuông góc như thế này. "Đề nghị phải sửa chữa, hoặc khắc phục ngay để đảm bảo an toàn cho các phương tiện, đặc biệt những xe đi vào ban đêm", anh Toản kiến nghị.

Nhiều độc giả khác lại cho rằng lỗi phần lớn thuộc về tài xế, do không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát nên đã lao vào làn đường cấm, đâm hỏng lan can sắt. "Vài năm qua hàng trăm nghìn lượt xe qua đây có ai gặp nạn đâu", anh Nguyễn Quân ở Hoàng Mai, phân tích.

tranh-cai-xung-quanh-vu-oto-7-cho-lao-tu-cau-can-xuong-dat-1

Đoạn xảy ra tai nạn được khoanh tròn. 

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư dự án đường Vành đai 3 trên cao) cho biết, khi xây cầu đã tính đến các phương án thi công đảm bảo an toàn, trong có cách làm giật cấp, làm chéo và làm như hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo nhiều yếu tố thi công, an toàn, nhà thầu Nhật Bản lúc đó đã tư vấn làm theo phương án hiện tại.

Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long đánh giá, tai nạn rạng sáng 25/7 là "rất hy hữu và đáng tiếc, không ai mong muốn. Nếu tài xế bình tĩnh, tỉnh táo và đi chậm có lẽ không xảy ra vụ việc đau lòng".

Theo chủ đầu tư dự án, cầu cạn đưa vào sử dụng từ năm 2010, đã bàn giao cho Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. 6 năm qua, tại đoạn này chưa từng xảy ra bất kỳ vụ việc nào tương tự.

Trước đó khoảng 2h sáng 25/7, xe 7 chỗ nhãn hiệu Chevrolet Captiva do nam tài xế cầm lái chạy hướng từ cầu Thanh Trì về Pháp Vân (Hoàng Mai, Hà Nội). Khi đến đường trên cao Vành đai 3, đoạn ngã ba Pháp Vân, xe đâm rụng lan can cầu cạn và lao xuống đoạn giữa phố Bùi Huy Bích.

Tài xế Nguyễn Văn Lý (43 tuổi ở Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) bị bắn văng ra ngoài và tử vong tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu được xác định "tài xế không làm chủ tốc độ nên đã đâm vào góc chuyển tiếp làn đường của đường trên cao, rồi rơi xuống phía dưới".

Phương Sơn

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che