'Vua tôm' Việt lên kế hoạch tấn công thị trường Trung Quốc
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2373
Hôm qua: 2075
Tổng số: 8836141
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/9/2016 9:11:26 AM
Không thể hiện thực hoá giấc mơ "tỷ đô" doanh thu năm 2015, Minh Phú tiếp tục đưa ra kế hoạch tài chính đầy tham vọng năm nay và chọn Trung Quốc là thị trường trọng điểm.

Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú vừa công bố báo cáo thường niên năm 2015, trong đó đặt kế hoạch doanh thu thuần 16.346 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế 593 tỷ đồng, tăng gấp 49 lần so với mức thực hiện năm 2015.

Minh Phú phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu một tỷ USD trong 5 năm tới và trở thành công ty chế biến xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Theo đó, kế hoạch xuất khẩu năm 2016 đạt 686 triệu USD với định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nga và Trung Quốc.

vua-tom-viet-len-ke-hoach-tan-cong-thi-truong-trung-quoc

Chủ tịch HĐQT Lê Văn Quang - thuyền trưởng của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.

Công ty xác định Trung Quốc sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm xuất khẩu tôm trong thời gian tới, đồng thời đặt kế hoạch chiếm lĩnh thị phần từ các nước sản xuất tôm khác cũng như đối thủ trong nước. 

Kế hoạch nêu trên được đặt ra trong bối cảnh xuất khẩu tôm của Minh Phú sang Nhật Bản, Canada, EU, Hàn Quốc... có xu hướng giảm. Năm 2015, giá trị xuất khẩu của Minh Phú cũng đạt 526 triệu USD, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ chiếm tỷ lệ 40%. Thị trường Trung Quốc dù rộng lớn nhưng giá trị xuất khẩu mới chỉ đạt gần 4 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm trước, chiếm 0,76% giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú. Kể từ tháng 11/2015, Trung Quốc đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tôm sú của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), dự báo sản lượng tôm Trung Quốc năm 2016 sụt giảm nên Chính phủ nước này khuyến khích nhập khẩu tôm nguyên liệu để bù đắp nguồnnguyên liệu chế biến thiếu hụt. Đây là xu hướng dịch chuyển xuất khẩu mới của các doanh nghiệp tôm trong nước trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống giảm mạnh. Tuy nhiên, VASEP cũng khuyến nghị giá tôm nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc thường thấp.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm cả nước đạt 378 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu khả quan sau giai đoạn xuất khẩu ảm đạm năm 2015. Trung Quốc (trong đó có Hong Kong) là thị trường nổi bật trong xuất khẩu tôm đầu năm, đạt 64,8 triệu USD, tăng 36% so cùng kỳ và vươn lên trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai chỉ sau Mỹ.

vua-tom-viet-len-ke-hoach-tan-cong-thi-truong-trung-quoc-1

 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Minh Phú trong năm 2015.

Năm 2016 được Minh Phú đánh giá là một năm khó khăn cho ngành xuất khẩu thủy sản. Để đạt được những mục tiêu, doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung xây dựng các chuỗi giá trị tôm khép kín toàn cầu, đưa Việt Nam lên bản đồ với vị trí nhà cung ứng tôm chất lượng. Tiếp tục đổi mới quy trình, tối ưu hóa sản xuất nhằm nâng tỷ lệ lợi nhuận gộp lên 9-10%.

Trong bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản lao dốc và dự báo còn nhiều khó khăn trong năm 2016, kế hoạch của Minh Phú được cho là khá tham vọng. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, giá tôm năm 2016 sẽ giảm 4%, năm 2017 giảm 7%, 2020 giảm 13% so với năm 2015 do nhu cầu tiêu dùng yếu tại các thị trường như EU, Nhật Bản và dư cung tại các nước sản xuất lớn. Thêm vào đó, hiện tượng El Nino có thể kéo dài đến giữa năm 2016 sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất nuôi trồng thủy sản trong nước.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng ngành thuỷ sản sẽ gặp khó khăn trong năm 2016. Mới đây, Ngân hàng HSBC cũng cho biết, hạn hán, ngập mặn sẽ tác động tiêu cực tới nhiều ngành kinh tế chính của Việt, nhiều ngành bị thiệt hại nặng trong đó có nuôi trồng thuỷ sản.

Tuy vậy, một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết có thể mang lại cơ hội xuất khẩu lớn vào Hàn Quốc, Mỹ, Nga… với các ưu đãi về thuế quan.

2015 là năm kinh doanh đáng nhớ của Minh Phú với kết quả chuyển từ lãi nghìn tỷ xuống lỗ 7 tỷ đồng. Công ty tiến hành huỷ niêm yết trên sàn HOSE vì muốn bắt tay với các đối tác ngoại đưa tôm Việt vươn tầm ra thế giới, trong khi việc niêm yết trên sàn bị giới hạn tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài là 49%.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ nắm khoảng 9,8% cổ phần tại doanh nghiệp. Theo ban lãnh đạo công ty, nguyên nhân thua lỗ là do giá dầu thế giới giảm, và đồng tiền các nước Ấn Độ, Indonesia thay phiên nhau phá giá nên giá bán tôm từ những nước này rất rẻ, bình quân giá giảm 20-30%. Trong khi đó, giá tôm trong nước lại cao do chi phí nuôi, chất lượng tôm từ Việt Nam sụt giảm dẫn đến sản phẩm xuất khẩu không đủ sức cạnh tranh về giá và chất lượng.

Minh Phú hiện là doanh nghiệp tôm lớn nhất và được mệnh danh là "vua tôm" Việt. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty là ông Lê Văn Quang.

Bạch Dương

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che