“Sướng” như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 7640
Hôm qua: 3773
Tổng số: 8896651
 

 
 

Cập nhật lúc: 3/29/2013 8:54:19 AM
Với quyết định cho phép tăng giá hơn 1.400 đồng/lít xăng từ Bộ tài chính, doanh nghiệp đầu mối đang nắm khoản lãi hơn 2.000 đồng khi bán lẻ mỗi lít xăng cho người tiêu dùng.
Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex đang điều chỉnh giá xăng tối 28/3 (ảnh: Quốc Dũng)
Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex đang điều chỉnh giá xăng tối 28/3 (ảnh: Quốc Dũng)
Chiều tối 28/3, Bộ Tài chính bất ngờ phát đi thông báo cho phép doanh nghiệp xăng dầu được điều chỉnh tăng giá từ 362 đồng – 1.430 đồng/lít,kg xăng dầu, có hiệu lực từ 20h cùng ngày.

Thông báo này không chỉ khiến người dân bất ngờ mà cả các chuyên gia kinh tế cũng không thể đoán được. Bởi lẽ, những ngày gần đây, giá xăng dầu thế giới liên tục sụt giảm, các đại lý xăng dầu được tăng hoa hồng gấp 3 – 4 lần những ngày trước còn doanh nghiệp đầu mối vẫn được sử dụng quỹ bình ổn ở mức rất cao.

DN lãi hơn 2.000 đồng/lít xăng, đại lý “ăn đậm”

Tính theo chu kỳ giá 30 ngày, giá cơ sở của mặt hàng xăng A92 đã giảm 1.200 đồng/lít so với cách đây 1 tháng và giá bán lẻ xăng dầu trước thời điểm tăng giá ngày 28/3 chỉ thấp hơn giá cơ sở 1.000 đồng/lít. Bộ Tài chính trong khi đó vẫn cho sử dụng quỹ bình ổn là 2.000 đồng/lít xăng, như vậy doanh nghiệp xăng dầu đã có lãi 1.000 đồng/lít xăng.

Sau khi Bộ Tài chính cho tăng giá xăng thêm tối đa 1.430 đồng/lít (nhiều doanh nghiệp điều chỉnh tăng 1.400 đồng/lít, ví dụ Petrolimex), mức trích quỹ bình ổn vẫn được sử dụng. Doanh nghiệp đầu mối như vậy nghiễm nhiên lãi hơn 2.400 đồng/lít xăng.

Giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex kể từ 20h ngày 28/3/2013
“Sướng” như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (1)

Còn với giá dầu, giá cơ sở hiện đã ngang giá bán lẻ, trong khi doanh nghiệp cũng được trích quỹ bình ổn là 800 đồng/lít dầu diezen; 650 đồng/kg dầu mazut và 1.150 đồng/lít dầu hỏa. Như vậy mỗi lít dầu, doanh nghiệp có lãi khoảng 1.200 – 1.600 đồng.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với giá bán lẻ xăng dầu ở mức cao kỷ lục trên 24.500 đồng/lít, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ kiếm lãi hàng chục tỷ đồng mỗi ngày.

Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn, vì thế càng bán được nhiều hàng, họ càng có nhiều lợi nhuận. Đó cũng là lý do doanh nghiệp liên tục tăng chi hoa hồng cho các đại lý, hiện đã lên tới gần 1.000 đồng/lít, gấp 3 – 4 lần so với thời gian trước.

Kinh doanh không sợ lỗ

Không có ngành nào mà doanh nghiệp kinh doanh lại không sợ thua lỗ như xăng dầu. Bởi lẽ, mỗi khi giá trên thế giới tăng, doanh nghiệp lại được quyền xin tăng giá (xin trực tiếp Bộ Tài chính hoặc gây sức ép bằng cách găm hàng, không bán...) hoặc được trích lập quỹ bình ổn. Còn khi giá giảm, doanh nghiệp có thể từ từ xin giảm giá hoặc chờ quyết định từ cơ quan quản lý. 

Các đại lý xăng dầu trong khi đó đua nhau mọc lên vì họ luôn nắm chắc phần lợi nhuận đó là hoa hồng do các doanh nghiệp đầu mối trích.

Trong bối cảnh có tới hơn 100 ngàn doanh nghiệp phải giải thể từ năm ngoái tới năm nay vì chi phí vốn cao, hàng tồn kho nhiều, bí đầu ra thì doanh nghiệp xăng dầu vẫn "sống khỏe, sống tốt". Thậm chí những đại lý xăng dầu vi phạm về kinh doanh (ngưng bán xăng phi lý, pha xăng kém chất lượng...) cũng chỉ bị phạt hành chính từ vài đến vài chục triệu đồng, cùng lắm là tạm ngưng hoạt động vài tháng.

Tăng giá phi lý

Trở lại quyết định tăng giá xăng đột ngột ngày 28/3. Theo lý giải của Bộ Tài chính, bộ phải tăng giá xăng là do quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp hầu như đã hết, trong khi giá xăng dầu của các nước có chung đường biên giới với nước ta lại rẻ hơn từ 2.000 – 5.000 đồng/lít, dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra phức tạp.

 

“Sướng” như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (2)
Giá xăng từ đầu năm 2012 tới nay và hiện đang ở mức kỷ lục 24.550 đồng/lít

 

Tuy nhiên, lý giải này không được người dân đồng tình. Nếu nói rằng để giảm buôn lậu, tại sao cơ quan quản lý không sử dụng các biện pháp khác nhằm ngăn chặn, mà lại đánh vào giá bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng vốn đang rất khó khăn trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay?

Nói rằng quỹ bình ổn giá đang âm, nhưng sao Bộ Tài chính không yêu cầu các doanh nghiệp ngừng trích quỹ mà lại cho tăng giá? Quỹ âm thì doanh nghiệp vẫn được treo lỗ và sẽ được bù đắp về sau nhưng giá tăng là đánh thẳng vào túi tiền của người dân vốn đã gánh quá nhiều các khoản chi phí và thuế hiện nay.

Còn nữa, Bộ Tài chính nói rằng giá xăng các nước láng giềng thấp hơn của nước ta, nhưng Bộ không nói rõ, giá xăng của các nước láng giềng là theo cơ chế thị trường, điều chỉnh liên tục, chứ họ không tính giá cơ sở tới 30 ngày như ở Việt Nam. Cơ chế điều hành của mỗi nước mỗi khác, thiết nghĩ Bộ không thể so sánh giá bán lẻ một cách đơn giản như vậy rồi khẳng định đó là nguyên nhân gây ra tình trạng buôn lậu phức tạp.

Để xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu hiện nay, theo nhiều ý kiến, mấu chốt của vấn đề không phải do giá cả mà chính là do cách quản lý thị trường lỏng lẻo. Nếu cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, có cơ chế quản lý minh bạch hơn, tình trạng buôn lậu ắt sẽ không xảy ra như bây giờ.

 

Cần Hiệp hội xăng dầu lên tiếng

Mới vừa cách đây 2 tuần, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam được thành lập, với mục tiêu là tham gia hoạch định cơ chế, chính sách trong kinh doanh xăng dầu. 

Trong ngày đầu thành lập, chính ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) người được bầu là chủ tịch Hiệp hội đã nói rằng, Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với người tiêu dùng và cơ quan chính phủ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng…

Giờ đây, khi lạm phát vừa mới hạ nhiệt một chút, giá xăng trong nước lại bất ngờ tăng vọt lên mức cao chưa từng có từ trước tới nay, giữa lúc xăng dầu thế giới đi xuống, cần lắm sự lên tiếng bảo vệ người tiêu dùng của Hiệp hội.

 

Phương Thảo

Theo TTVN

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che